Lạng Sơn: Cơ chế chính sách mở đường xây dựng nông thôn mới

Công tác xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Lạng Sơn quan tâm, chú trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Cơ chế chính sách thiết thực, hiệu quả

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề cơ chế chính sách thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, một cán bộ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Tỉnh đã xây dựng cơ chế, tạo tiền đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, quyết định ban hành danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng".

{keywords}
Hình ảnh về xã Mông Ân, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn sau thời gian thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Lạng Sơn đã ban hành quy chế huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình MTQG và quy định cơ chế phân cấp quản lý, ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình giao thông nông thôn, trạm y tế xã, trường học các cấp, công trình nhà văn hóa xã, thôn…

Tỉnh cũng ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, sân tập thể thao xã, chính sách phát triển giao thông nông thôn, chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển nông nghiệp; thu hút cán bộ về công tác tại UBND xã, hợp tác xã; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích, nhằm kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển công nghiệp chế biến, mạng lưới dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm.

Chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư...

Tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 là 29.038,0 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới là 11.776,4 tỷ đồng, bao gồm: Ngân sách Trung ương là 2.396,8 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 926,6 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình, dự án là 8.452,9 tỷ đồng, huy động doanh nghiệp, HTX là 1.191,8 tỷ đồng, vốn tín dụng 15.032,6 tỷ đồng, vốn huy động từ cộng đồng dân cư (bằng tiền, ngày công, hiến đất,…) và vốn huy động khác 1.037,7 tỷ đồng.

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn

Công tác giảm nghèo, trợ giúp xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới tại Lạng Sơn đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phối hợp triển khai đồng bộ và hiệu quả góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo đạt mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 24,06% năm 2011 xuống còn 11,86% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 25,95% năm 2015 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020) xuống còn 7,89% năm 2020.

{keywords}
Lễ đón nhận xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn đạt chuẩn nông thôn mới.

Hết năm 2020 có 108/181 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 59,67%. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước năm 2020 đạt 26,86 triệu đồng/người/năm, tăng 2,98 lần so với năm 2011. Hết năm 2020 có 78/181 xã đạt tiêu chí, chiếm tỷ lệ 43,09%.

Công tác tạo sinh kế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được chú trọng, trong giai đoạn 2011- 2019 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho trên 135.000 lao động (trong đó lao động nông thôn chiếm 80%).

Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội để giải quyết việc làm trên 65.000 người, cho vay từ nguồn quỹ quốc gia về việc làm để tạo việc làm và duy trì ổn định việc làm cho trên 12.500 lao động, mỗi năm cung ứng giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh từ 350 - 500 lao động.

Hạ tầng giáo dục được quan tâm đầu tư, trong giai đoạn 2011 - 2020 đã lồng ghép, xây dựng mới 364 phòng học, 70 phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ.

Tỉnh đã bố trí kinh phí đầu tư xây dựng bổ sung cơ sở vật chất cho các trường học với 224 phòng học, 291 phòng chức năng, 481 phòng làm việc, 192 công trình vệ sinh và 45 công trình nước sạch.

Trong giai đoạn, đã công nhận thêm 143 trường chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 226 trường ; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia ngày càng nâng cao trong đó nhiều trường thuộc vùng nông thôn .

Kết quả phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được duy trì và chất lượng ngày càng nâng cao . Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, học nghề đạt 88,9%.

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện, đã tổ chức dạy nghề cho 102.028 lao động, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 83.394 lao động.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2011 đạt 35%, đến năm 2020 đạt 55%. Hết năm 2020 có 181/181 xã đạt tiêu chí về giáo dục, đạt tỷ lệ 100%; có 72/181 xã đạt tiêu chí về trường học, đạt tỷ lệ 39,78%.

Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho Nhân dân được quan tâm thực hiện. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng từng bước đáp ứng yêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được tăng cường, nhất là công tác điều trị tại tuyến xã; nhân lực y tế của các trạm y tế xã cơ bản được bảo đảm.

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng dần qua các năm, năm 2011 là 89,17%, đến tháng 6 năm 2020 đạt 93,8%. Trong giai đoạn 2011 - 2020 đã có 81 trạm y tế xã được xây mới và 63 trạm y tế được cải tạo, sửa chữa nâng cấp với tổng kinh phí trên 282 tỷ đồng.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) giảm từ 31% năm 2010 xuống còn 25,9% năm 2018. Đến nay có 133/181 xã đạt tiêu chí, đạt tỷ lệ 73,48%.

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh phân bổ trên 300 tỷ đồng và xã hội hóa trên 186.950 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng cho các thiết chế văn hóa, thể thao, nâng số xã có nhà văn hóa lên 81/207 xã (chiếm tỷ lệ 39,1%), 168/207 xã có sân tập thể dục thể thao, tỷ lệ thôn có nhà văn hóa đạt 96,7%; các hoạt động văn hóa - thể thao, thông tin - truyền thông được tăng cường, các mô hình về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng địa phương, dân tộc được bảo tồn và phát huy .

Tỷ lệ hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” và thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa tăng dần qua các năm ; năm 2020 có 72/181 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, chiếm tỷ lệ 40,33%; có 117/181 xã đạt tiêu chí về văn hóa, chiếm tỷ lệ 64,64%.

Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở các xã đã có sự chuyển biến tích cực, các khu dân cư tập trung đã dần được đầu tư, nâng cấp hệ thống thu gom, thoát nước thải; phong trào trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chỉnh trang nhà cửa, cải tạo vườn tạp được quan tâm.

Hệ thống các công trình nước sinh hoạt phục vụ đời sống Nhân dân nông thôn được quan tâm đầu tư , góp phần nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 77,20% năm 2011 lên 95% năm 2020.

Toàn tỉnhLạng Sơn đã triển khai được 105 mô hình khu dân cư kiểu mẫu tại các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, qua đó đã tạo ra sự thay đổi rõ rệt về kinh tế, cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường một cách hiệu quả và bền vững. Hết năm 2020 có 98/181 xã đạt tiêu chí về môi trường, chiếm tỷ lệ 54,14%.

Lạng Sơn chú trọng giữ vững an ninh, trật tự xã hội trong xây dựng nông thôn mới

Lạng Sơn chú trọng giữ vững an ninh, trật tự xã hội trong xây dựng nông thôn mới

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua tỉnh luôn chú trọng thực hiện tốt nhóm tiêu chí về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Tiến Anh

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !