Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt danh sách các hợp tác xã thí điểm tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố.

Theo quyết định, UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

19 hợp tác xã gồm: hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng (thôn Lê Dương, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai); Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (thôn Nội Xá, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa); Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết (thôn Ngọc Động, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa); 

Hợp tác xã Quản lý và cung cấp dịch vụ nhà ở Thụy Điển (nhà 17T10, phố Nguyễn Thị Định, quận Cầu Giấy); Hợp tác xã Cổ Nhuế (số 527 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm); Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ Đa Phúc (thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai); Hợp tác xã Nông nghiệp xã Vân Nam (xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ); 

Hợp tác xã Thống Nhất (Tổ dân phố Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm); Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao xã Tráng Việt (xóm 3, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh); Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong (xóm 4, thôn Yên Thị, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh); 

Hợp tác xã Thành Công (số 145 đường Hồ Mễ Trì, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân); Hợp tác xã Đầu tư nông trại xanh và Phát triển bò Ba Vì (thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì); Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ Thành (xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức); Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng (số 75, Gò Sòi, thôn 9, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn); 

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (thông Trung Quan, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm); Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm); Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân (thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn); Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ Thanh Hà (thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín); Hợp tác xã Nông sản thực phẩm Thành An (thôn 6, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai). 

Việc triển khai xây dựng, hoàn thiện mô hình các hợp tác xã trên được thực hiện theo kế hoạch tại Quyết định số 4857/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Hợp tác xã tham gia đề án này phải thực hiện các điều kiện: Hoạt động theo quy định Luật Hợp tác xã năm 2012; đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển theo các mô hình được đề án lựa chọn; bảo đảm tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên theo quy định của pháp luật; kinh doanh hiệu quả, có lãi liên tục trong 3 năm tài chính gần nhất. 

Cùng với đó, hợp tác xã phải nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký tham gia đề án, trong đó có bản đánh giá hợp tác xã năm 2020 đạt loại khá (65 điểm) trở lên…

Phấn đấu đến năm 2025, cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một trong ba chương trình MTQG được kỳ vọng góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống cho nông dân và người dân nông thôn, mang lại những giá trị bền vững cho nông thôn trong giai đoạn mới...

Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.

Chương trình trên được triển khai đến hết năm 2025 ở khu vực nông thôn của cả nước (bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo).

Mục tiêu tổng quát nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

Về phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

PV

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Sản phẩm OCOP từ các HTX nông nghiệp góp phần tăng tốc về đích NTM ở huyện Ba Vì

Trong những năm qua huyện Ba Vì luôn chú trọng xây dựng chương trình OCOP với nhiều hoạt động nhằm đánh giá, xếp loại, hỗ trợ cho các sản phẩm góp phần quá trình về đích NTM tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !