Vì sao sau tiêm vắc xin vài ngày vẫn mắc Covid-19, bệnh có tiến triển nặng lên?
Nhiều bác sĩ cho rằng khi số ca F0 quá nhiều thì những nơi tập trung đông người như các điểm tiêm vắc xin cũng có thể là nơi lây nhiễm nếu bản thân người đi tiêm không phòng ngừa kỹ
Quá 3 tháng chưa tiêm mũi 2, hiệu lực bảo vệ của vắc xin có còn?
Các bác sĩ cho rằng bản chất tiêm vắc xin Covid-19 là đưa kháng nguyên vào cơ thể để sinh ra kháng thể. Kháng nguyên không bền vững nên phải tiêm nhắc lại. Vậy quá 3 tháng chưa tiêm mũi 2, hiệu lực bảo vệ của vắc xin có còn?
Chị Huỳnh Thị Hải K. (24 tuổi, trú tại TP.HCM) chia sẻ, ngày 13/8, chị K. đi tiêm vắc xin, hai ngày sau người vẫn mệt mỏi, đau nhức xương chị nghĩ đó là do tác dụng phụ của vắc xin. Đến ngày 16/8, chị K. bị sốt nên gia đình mua test nhanh Covid-19. Kết quả, chị K. dương tính với Covid-19.
Trước đó, nhà chị K. dù là nhà thuê nhưng rất rộng có 4 phòng và ai ở phòng ấy, ít tiếp xúc. Chị K. không biết vì sao mình nhiễm Covid-19. Chị lo lắng có thể lúc đi tiêm vắc xin vô tình tiếp xúc với người mang virus. Bởi vì điểm tiêm phải dùng chung bút khai bệnh sử, ký cam kết tiêm chủng, đo huyết áp dung, đủ thứ dùng chung.
Không riêng gì chị K, anh Nguyễn Ngọc T. (Bình Tân, TP.HCM) cho biết ba của anh cũng nhiễm Covid-19 sau 3, 4 ngày tiêm vắc xin dù khi anh đưa ba đi tiêm đã rất cẩn thận.
Theo BS Trương Hữu Khanh – BV Nhi đồng 1, hiện nay tình hình dịch ngày càng trầm trọng, F0 ngày càng nhiều, bất cứ người nào xung quanh ta đều có thể là F0. Lây nhiễm Covid-19 ở điểm tiêm hoàn toàn có thể xảy ra dù trước đó cả gia đình ở nhà cả tuần. Bác sĩ Khanh cho rằng dương tính sau tiêm vắc xin là do mới lây nhiễm virus.
Ảnh minh hoạ. |
Theo BS Khanh, khi lây nhiễm virus người bệnh cũng không nên quá hoang mang, không sợ hãi vì vắc xin mới tiêm không làm bệnh nặng lên. Ngoài ra, để phòng lây nhiễm khi tiêm vắc xin mỗi người đi tiêm cần trang bị đủ 3 bộ: Khẩu trang, kính che giọt bắn, lọ sát khuẩn rửa tay. Khi sờ vào các vật dụng gì dùng chung đều nhanh chóng rửa tay để tránh lây nhiễm. Đeo khẩu trang nhưng phải đeo đúng cách mới có tác dụng.
Theo BS Trương Hoàng Hưng – Cựu nội trú Đại học Y Dược TP.HCM, việc dương tính sau tiêm vắc xin hoàn toàn có thể xảy ra. Bác sĩ Hưng cho rằng hiện nay còn nhiều thủ tục khi tiêm vắc xin và có nhiều khâu thừa thãi, kèm theo ý thức của một số người dân chưa tốt nên khả năng bị lây nhiễm tại nơi tiêm ngừa là hoàn toàn có thể.
Việc tổ chức tiêm ngừa càng đơn giản thì càng hiệu quả và an toàn. BS Hưng cho rằng nên lấy hẹn trước hoặc kiểm soát số lượng người đến tiêm chủng trong một khoảng thời gian nhất định để tránh ùn ứ. Nên thông báo trước sẽ tiêm vắc xin loại gì, để tránh việc đến tiêm rồi từ chối. Khâu sàng lọc và thủ tục càng ngắn gọn càng tốt.
Khi đo huyết áp, nếu trong số người tiêm chủng lỡ có người đang mắc Covid-19 mà có dịch tiết dính vào dụng cụ là lây lan cho người khác. BS Hưng cho rằng có thể bỏ khâu đo huyết áp trước tiêm. Nguy cơ lớn nhất sau tiêm chủng là sốc phản vệ, nhưng đo huyết áp trước tiêm không có tác dụng gì để dự đoán trường hợp này.
Khi tiêm chủng thì tiêm càng nhanh càng tốt, chỉ cần kiểm tra tên, ngày sinh là tiêm liền, trong vòng nửa phút là trở ra ngoài ngồi theo dõi.
Về phần người đi tiêm chủng, nên chuẩn bị tinh thần rằng xung quanh ta ai cũng có thể là F0, khẩu trang luôn che kín miệng và mũi, sát trùng tay trước và sau khi làm thủ tục, sau khi tiêm xong. Tuyệt đối không đưa tay vào mắt, mũi, miệng. Nếu được thì rửa tay ngay sau tiêm chủng, nếu không được thì sát trùng nhanh, về nhà rửa tay.
Để an toàn các điểm tiêm, bác sĩ Hưng cho biết có thể áp dụng lấy hẹn trước trên app và qua điện thoại. Đúng giờ hẹn thì tới, khai tên tuổi xong thì được phát một tờ đơn khai thác về tiền sử dị ứng và sức khỏe, và ký đồng ý cho tiêm vắc xin. Khai xong tự động tới để trên bàn xong ra ngồi chờ. Tới lượt vào phòng tiêm, cả quá trình không quá 3 phút. Người tiêm xong ra ghế ngồi chờ 15 phút, đủ thời gian thấy bình thường thì đi về.
TS Nguyễn Huy Luân – Trưởng Đơn vị tiêm chủng vắc xin Đại học Y dược TP.HCM đề xuất, với các điểm tiêm nếu những người khoẻ mạnh, có tiền sử đi khám bệnh định kỳ không có bất thường có thể tiêm ngay bỏ qua khâu đo sinh hiệu. Còn những người trên 65 tuổi, các thủ tục khám sàng lọc vẫn cần thiết. BS Luân cho rằng nếu huyết áp cao lên tới 180 – 200 huyết áp tâm thu thì không thể tiêm vắc xin cho họ. Ngoài ra, đo huyết áp sau tiêm cũng giúp loại bỏ được nguy cơ sụt huyết áp mà bác sĩ không theo dõi hết.
Khánh Chi
Sốc phản vệ thực phẩm có tiêm vắc xin Covid-19 được không?
Theo GS Nguyễn Văn Kính, người đã từng bị sốc phản vệ với bất cứ dị nguyên nào từ thực phẩm tới thuốc (không có trong thành phần vắc xin) đều thuộc nhóm cẩn trọng tiêm vắc xin Covid-19.
Vì sao phân loại, trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 một số nhóm đối tượng?
Quá trình sàng lọc trước tiêm vắc xin Covid-19 có quá thận trọng, trong khi ở nhiều nước, người có bệnh nền được ưu tiên tiêm càng sớm càng tốt chứ không có phân loại?