Vì sao phân loại, trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 một số nhóm đối tượng?
Quá trình sàng lọc trước tiêm vắc xin Covid-19 có quá thận trọng, trong khi ở nhiều nước, người có bệnh nền được ưu tiên tiêm càng sớm càng tốt chứ không có phân loại?
Vì sao tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn mắc Covid-19?
Trong số 9 trường hợp nhân viên cửa hàng Viettel Post, chi nhánh huyện Lương Tài dương tính với SARS- CoV- 2, có trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin
Bộ Y tế mới đây ban hành Quyết định 3802 kèm Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, trong đó có 3 nhóm đối tượng cần thận trọng hoặc trì hoãn tiêm, thay vì 5 nhóm như trước.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – BV Sài Gòn ITO, Phú Nhuận, TP.HCM trong các đợt tiêm chủng Covid-19 tại TP.HCM, khi tham gia công tác tiêm chủng anh nhận thấy quá trình sàng lọc của chúng ta làm quá kỹ, trong khi ở nhiều nước, đối tượng tiêm, đặc biệt là những người có bệnh nền và người già được ưu tiên tiêm càng sớm càng tốt chứ không có phân loại.
Theo GS Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, chúng ta đã có nhiều vắc xin hơn nên Bộ Y tế đã thường xuyên cập nhật văn bản hướng dẫn sử dụng tiêm vắc xin. Hiện nay, Việt Nam có tới 6 loại vắc xin tiêm phòng Covid-19 được cấp phép khẩn cấp.
Việc khám sàng lọc là thực hiện tiêm chủng an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa số người biến cố sau tiêm chủng. Vì vậy, Bộ Y tế phân loại nhóm người đủ điều kiện, người cần thận trọng lưu ý
Theo GS Kính, việc phân loại dựa theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Người đủ điều kiện là người đủ tiêu chuẩn. Phần lớn các thử nghiệm vắc xin Covid-19 đều từ 18 tuổi trở lên. Pfizer đang thử nghiệm lâm sàng từ 12 – 17 tuổi. Vì vậy người đủ tuổi tiêm chủng sẽ được tiêm. Người không quá mẫn với thành phần nào trong thành phần của vắc xin.
Ảnh minh hoạ. |
Đối tượng cần thận trọng trong tiêm chủng cũng giống như thuốc, vắc xin là thuốc lạ đưa vào cơ thể vẫn có thể xảy ra các biến cố.
Trước kia các đối tượng thận trọng được khuyến cáo cần tiêm trong bệnh viện nhưng hiện tại Bệnh viện đã dành thu dung bệnh nhân Covid-19 nên các đối tượng này sẽ phải sàng lọc thận trọng trước khi tiêm ở các điểm tiêm cộng đồng. Các bệnh nhân có bệnh nền, mang thai trên 13 tuần, có bất thường huyết áp, tim mạch… bác sĩ cần sàng lọc kỹ lưỡng.
Với phụ nữ mang thai trên 13 tuần thận trọng tiêm chủng, GS Kính cho biết trong cuộc họp hội đồng chuyên môn với các chuyên gia bệnh viện về phụ sản. Có nhiều sản phụ nhiễm Covid-19 phải điều trị và có tỷ lệ nhất định diễn biến nặng nên phải mổ bắt con rồi chuyển lên tầng điều trị ICU nên Bộ Y tế đã cân nhắc đối tượng này.
Trong các loại vắc xin được cấp phép khẩn cấp tại Việt Nam phòng Covid-19, thì có vắc xin Sputnik V của Nga có ghi rõ hướng dẫn của nhà sản xuất là phụ nữ có thai và cho con bú. Vì tính an toàn của nó chưa nghiên cứu rộng rãi nên không đưa khuyến cáo. Còn vắc xin Vero Cell của Sinopharm không đề cập gì tới vấn đề phụ nữ có thai.
Vắc xin Astrazeneca, Pfizer, Janssen có khuyến cáo chỉ dùng vắc xin ngừa Covid-19 cho trường hợp phụ nữ có thai khi lợi ích vượt trội hơn bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn với mẹ và thai nhi.
Vắc xin Moderna không có thông tin chỉ định, chống chỉ định trên phụ nữ có thai nhưng có thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ có thai.
Vì phụ nữ mang thai và cho con bú chưa được thử nghiệm lâm sàng đầy đủ nên thầy thuốc phải tư vấn cho người tiêm về lợi ích của việc tiêm và nguy cơ rủi ro. Nếu người tiêm có giấy đề nghị được tiêm thì sẽ tiêm.
GS Kính cũng cho rằng đối tượng là phụ nữ mang thai dưới 13 tuần chống chỉ định không được tiêm. Bởi vì vắc xin Covid-19 mới chỉ đưa vào sử dụng trong gần 1 năm, còn các vắc xin cũ người ta còn tính toán hiệu quả sau tiêm sau 6 tháng, 1 năm, 3 năm, 10 năm… nên việc chống chỉ định phù hợp.
Các quyết định thận trọng tiêm chủng cần khám sàng lọc kỹ lưỡng để tiêm an toàn hơn.
Còn với người trì hoãn tiêm chủng là người mắc bệnh Covid-19 trong 6 tháng, đây là khuyến cáo của các nhà sản xuất vắc xin. Những người bị sốc phản vệ bất cứ loại thuốc, vắc xin nào hoặc chống chỉ định với các thành phần của vắc xin sẽ không được chỉ định tiêm vắc xin.
So với mẫu quyết định cũ, quyết định mới chỉ còn 10 mục khám sàng lọc giúp bác sĩ tại điểm tiêm sàng lọc nhanh hơn so với 15 mục ở quyết định 3445.
K.Chi
6 điều F0 cần lưu ý khi điều trị tại nhà
Từ ngày 16/8, TP.HCM sẽ thí điểm điều trị cho F0 tại nhà, người nhiễm bệnh được nhân viên y tế lấy mẫu, cung cấp thuốc men tại nhà để giảm tải cho cơ sở y tế
Cách làm sạch nhà cửa, chặn nguồn lây nhiễm Covid-19
Trong mùa dịch bệnh các gia đình tạo thói quen sinh hoạt đặc biệt là các biện pháp vệ sinh nhà cửa là biện pháp vô cùng quan trọng, giảm nguy cơ lây nhiễm virus trong môi trường sống nhất là trường hợp gia đình có người là F0.