Quá 3 tháng chưa tiêm mũi 2, hiệu lực bảo vệ của vắc xin có còn?
Các bác sĩ cho rằng bản chất tiêm vắc xin Covid-19 là đưa kháng nguyên vào cơ thể để sinh ra kháng thể. Kháng nguyên không bền vững nên phải tiêm nhắc lại. Vậy quá 3 tháng chưa tiêm mũi 2, hiệu lực bảo vệ của vắc xin có còn?
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 xong mới biết mình có bầu: Giữ hay bỏ thai?
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 xong mới biết mình mang thai thì vắc xin có ảnh hưởng đến thai nhi? Bà mẹ nên giữ hay bỏ thai?
Chị N.H.H. (33 tuổi, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) cho biết chị tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19 vào ngày 14/5/2021 và đến nay chưa tiêm mũi 2. Lý do là vì khi đến lịch tiêm mũi 2 thì chị bị tiêu chảy nên trì hoãn tiêm phòng. Hiện tại, đồng nghiệp cùng cơ quan của chị đã tiêm xong mũi 2, còn chị chưa biết đăng ký tiêm bổ sung thế nào.
Chị lo H. lắng tiêm mũi 2 quá thời gian quy định (mũi 2 cách mũi 1 là 12 tuần) sẽ không còn hiệu lực bảo vệ của vắc xin.
Theo TS. BS Vũ Minh Điền - Trung tâm Phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vắc xin Covid-19 đến nay còn rất mới nên chưa ai đánh giá được hiệu quả kháng thể có bảo vệ vĩnh viễn hay không. Vì vậy, hiện cơ quan y tế khuyến cáo nên tiêm 2 mũi để sinh đủ kháng thể giúp bảo vệ người tiêm khỏi virus SARS-CoV-2.
TS Vũ Minh Điền - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương |
Với những người tiêm vắc xin AstraZenca thì 2 mũi cách nhau từ 8 -12 tuần, nếu chưa có vắc xin hoặc chưa đến lượt tiêm vẫn nên bình tĩnh đợi tiêm đủ hai mũi. Người tiêm không nên quá lo lắng việc chậm thời gian tiêm nhắc lại, lo phải tiêm lại từ đầu gây phí mũi đầu tiên vì điều này không đúng.
Một số vắc xin hiện nay vẫn được khuyến cáo nhắc lại 6 tháng, 1 năm, 3 năm và khả năng vắc xin Covid-19 phải nhắc lại rất cao. Một số quốc gia đã nhắc lại mũi 3 cho công dân của họ.
PGS. Dương Thị Hồng – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng cho rằng trong trường hợp thời gian tiêm nhắc lại chậm hơn 12 tuần thì người tiêm cũng không phải tiêm lại từ đầu.
Theo nghiên cứu, với vắc xin của AstraZeneca, mũi thứ 2 tiêm sau 12 tuần không ảnh hưởng hiệu lực của vắc xin, đôi khi miễn dịch còn tốt hơn là tiêm trước đó. Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu nhưng doanh nghiệp cần khẩn trương làm công văn và liên hệ với đơn vị đã tiêm mũi 1 trước đó để nhanh chóng thực hiện tiêm mũi 2.
PGS. Hồng cho biết, Bộ Y tế đang yêu cầu các đơn vị khẩn trương tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 cho những người đã tiêm mũi 1 theo đủ thời gian như khuyến cáo.
TS. BS Trần Thành Vinh - Trưởng khoa Sinh hóa Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, người tiêm vắc xin Covid-19 nếu muốn biết khả năng kháng thể bảo vệ đến đâu thì có thể thực hiện định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Hiện tại, khoa Sinh hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy đã sử dụng phương pháp định lượng kháng thể kết hợp. Phương pháp này áp dụng cho nhóm đối tượng có nhu cầu xét nghiệm để biết được cơ thể có kháng thể hay không và nếu có sẽ đạt được nồng độ bao nhiêu sau khi tiêm vắc xin, từ kết quả đó sẽ đánh giá lại khả năng đáp ứng của cơ thể đối với vấn đề tiêm vắc xin.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn áp dụng thêm cho nhóm đối tượng được bác sĩ chỉ định hay có yêu cầu xét nghiệm khi chẩn đoán nghi ngờ bị nhiễm hay đã bị nhiễm Covid-19, kết quả sẽ hỗ trợ chẩn đoán xem cơ thể có kháng thể nhiều hay ít và qua đó biết được đáp ứng sinh kháng thể của người bệnh.
Thời điểm thích hợp để làm xét nghiệm định lượng kháng thể là khoảng 28 ngày sau khi tiêm mũi 1 và từ 14 đến 28 ngày sau khi tiễm mũi 2. Thời gian thực hiện xét nghiệm đến khi người bệnh nhận được kết quả vào khoảng 60 phút.
Vì sao phân loại, trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 một số nhóm đối tượng?
Quá trình sàng lọc trước tiêm vắc xin Covid-19 có quá thận trọng, trong khi ở nhiều nước, người có bệnh nền được ưu tiên tiêm càng sớm càng tốt chứ không có phân loại?
Khánh Chi