Hãy bình tĩnh, mở cửa thông thoáng dù hàng xóm là F0
Nhiều trường hợp cầu cứu bác sĩ chỉ vì hàng xóm là F0, họ lo ngại virus bay trong không khí để vào nhà mình nên cửa nhà lúc nào đóng kín để mong được an toàn. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng điều này hoàn toàn sai lầm
Cách vượt qua Covid-19 của một F0
Nguyễn P.A là một F0 đã vượt qua Covid-19 bằng cách tuân thủ các hướng dẫn điều trị, ăn uống đảm bảo..
Những ngày qua chị Nguyễn Bích Thảo (Quận 1. TP.HCM) đứng ngồi không yên vì hàng xóm mắc Covid-19. Chị Thảo lo lắng vì nghe virus có thể bay trong không khí.
Hay chị Ngô Phương Thảo (Bình Chánh. TP.HCM) cũng lo lắng vì nhà chị gần trường học được trưng dụng làm khu cách ly tập trung F0.
Những ngày qua, cả nhà chị chỉ ở nhà không dám mở cửa, không dám ra ngoài, bởi chị cho rằng virus có thể bay vào nhà mình.
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, một ngày ông nhận được cả trăm cuộc gọi xin tư vấn của F0 và cả những hàng xóm của F0. Đa số mọi người đều rơi vào trạng thái lo lắng thậm chí sợ hãi khi biết hàng xóm nhà mình là F0.
BS Khanh khuyến cáo khi biết hàng xóm nhà mình là F0 thì bình tĩnh không nên quá lo lắng, không cần phải đóng kín cửa vì virus không theo không khí thổi bay từ nhà này sang nhà khác.
Cách tốt nhất là hiểu về đường lây của virus để có ứng xử với nó. Virus lây trong phòng kín, tù túng. Virus lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn của người mang virus. Giọt bắn này văng ra bắn trực tiếp vào bạn hoặc bắn trên bề mặt rồi bạn sờ tay phải, vô tình đưa lên miệng, mũi làm virus tấn công, xâm nhập. Để tránh virus xâm nhập thì nhà cửa phải thông thoáng, mở cửa, bật quạt.
Ảnh minh họa. |
Khi một F0 trở về gia đình để cách ly theo dõi tại nhà. Mục đích cơ sở y tế cần làm đó là không để F0 lây trong gia đình và cộng đồng.
Theo bác sĩ Khanh những F0 sau khi từ khu cách ly trở về nhà thì nguy cơ lây nhiễm không đáng lo. Người nhiễm virus thì sau ngày 8 – 10 nồng độ virus giảm thấp ít khả năng lây lan cho người khác.
Nếu F0 được xét nghiệm PCR ngày thứ 7 âm tính hoặc dương tính nhưng nồng độ thấp thì không còn khả năng lây cho người xung quanh. Vì vậy Bộ Y tế mới đưa ra quy định bệnh nhân xét nghiệm âm tính hoặc CT<30 về cách ly tại nhà.
Trong thời gian này, người bệnh chỉ có thể bội nhiễm thêm virus khác chứ không thể có hiện tượng virus giảm sau đó lại tăng vọt lên. Vì vậy, nếu người F0 về nhà, hàng xóm cũng không nên quá lo lắng virus sẽ bay sang nhà mình hay phòng mình.
Với cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm chỉ khi nào F0 không mang khẩu trang, tiếp xúc với người không mang khẩu trang. Virus không thể văng từ nhà này sang nhà khác mà nó chỉ lây nhiễm trong khoảng cách 2 mét, tiếp xúc gần không đeo khẩu trang hoặc đeo sai. Bản thân những người có hàng xóm là F0 đang cách ly tại nhà, cố gắng tự mình phòng bệnh trước.
BS Khanh cho biết nếu hàng xóm là F0 thì cũng không nên lo lắng cửa đóng then cài mà nên mở cửa sổ để không khí lưu thông. Nhiều trường hợp sợ tránh hàng xóm F0 nhưng lại không chú ý nguồn lây khác như ngoài chợ, ngoài cơ quan. Vì thế, nếu hàng xóm là F0 thì cố gắng theo dõi họ và tuân thủ phòng bệnh của chính bản thân mình. BS Khanh chắc chắn những F0 đã vượt qua Covid-19 họ sẽ có ý thức cách ly hơn.
Tốt nhất, mọi người nên cố gắng vệ sinh nhà cửa, đảm bảo phòng nhà mình thông thoáng. Khi đi ra ngoài tuân thủ 5k. Trong thời gian này, tốt nhất mỗi người tự giữ cho bản thân mình an toàn trước. Đi làm tốt nhất không tiếp xúc gần với đồng nghiệp bởi chưa chắc đồng nghiệp của bạn đã an toàn.
Về nhà, bạn không tiếp xúc với hàng xóm. Sinh hoạt trong nhà cố gắng các thành viên cùng nhau tự xây dựng cách phòng bệnh và giữ khoảng cách an toàn.
Khánh Chi
Người tăng huyết áp có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19?
Hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vắc xin Covid-19 cũng như không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp