Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Người Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc ăn cơm ít nhất một bữa mỗi ngày. Trong khi đó, người Italy chế biến món risotto, người Nhật làm sushi, người Mỹ nấu jambalaya từ gạo. 

Ngoài các ưu điểm như ngon, dễ kết hợp với các món khác, giá cả phải chăng, cơm còn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng và có một số lợi ích sức khỏe. Tiến sĩ Uma Naidoo, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), cho biết: “Ăn cơm điều độ có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh". 

an com 1.jpg
Cơm là món chính ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Ảnh: Justonecookbook

Lợi ích sức khỏe của gạo

Chuyên gia Kristen Smith, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, nhận định: "Bất kỳ loại gạo nào cũng giàu carbohydrate - nguồn nhiên liệu chính của cơ thể". 

Gạo trắng rất phổ biến nhưng cách chế biến khiến loại gạo này không tốt cho sức khỏe bằng các loại khác. Dù vậy, gạo trắng vẫn có một số chất dinh dưỡng quan trọng như phốt pho, mangan, vitamin B1 và B3. Nhiều nhãn hiệu gạo trắng cũng bổ sung thêm canxi, sắt và axit folic. 

Tuy nhiên, gạo trắng cũng có những nhược điểm như gây tăng đột biến lượng đường trong máu, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gạo trắng cũng có thể hấp thụ asen, một chất gây ung thư. 

Các loại gạo khác nhau 

Theo USA Today, hiện có chục nghìn giống lúa khác nhau được phân loại theo mức độ xay xát, mùi thơm, hương vị, cách chế biến và phổ biến nhất là kích thước hoặc chiều dài hạt gạo. 

Khi nấu chín, gạo hạt dài có xu hướng bông xốp và nhẹ. Hạt gạo cỡ vừa thường dai, mềm. Hạt gạo ngắn sẽ mềm và dính, hay được dùng làm món cuốn, sushi và bánh gạo.

cac loai gao.jpg
Bạn nên ăn kết hợp gạo trắng với gạo lứt. Ảnh minh họa: Timesofindia

Loại gạo tốt nhất cho cơ thể

Tiến sĩ Naidoo khuyến nghị: "Hãy chọn loại gạo có nhiều vi chất dinh dưỡng, chất xơ và ít tác động tới lượng đường trong máu". 

Gạo lứt là một trong những loại gạo có khả năng đáp ứng điều này. Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Shelley Rael giải thích: “Gạo lứt thường được đánh giá tốt cho sức khỏe hơn gạo trắng vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hơn, đồng thời có phản ứng đường huyết thấp hơn, giữ lượng đường trong máu ổn định hơn”. Gạo lứt cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt như canxi, magie, sắt và một số vitamin B. 

Các giống lúa khác cũng có giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe đặc biệt. Ví dụ, gạo cẩm là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và giàu chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Gạo huyết rồng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật.

Gạo có tốt cho giảm cân không?

Gạo có thể nở ra gấp ba lần thể tích ban đầu nên dễ tạo cảm giác no. Điều này giúp bạn dùng ít hơn các món khác khi bổ sung cơm một cách hợp lý vào chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bạn phải lưu ý tới khẩu phần ăn vì khoảng 200g cơm chứa hơn 200 calo. 

Bởi vậy, theo chuyên gia Smith, cơm không chiếm quá 1/4 đĩa thức ăn. 

Ngoài ra, mọi người nên chọn lựa nhiều loại gạo khác nhau, xem kẽ gạo lứt vào trắng nếu bạn ăn cơm thường xuyên, nên bổ sung nhiều rau và lựa chọn nguồn đạm lành mạnh. 

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !