Cách vượt qua Covid-19 của một F0
Nguyễn P.A là một F0 đã vượt qua Covid-19 bằng cách tuân thủ các hướng dẫn điều trị, ăn uống đảm bảo..
TP.HCM lập 'đội' bác sĩ tư vấn cho F0 qua điện thoại
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành y tế đã có hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà với những người không có triệu chứng và sau 10 ngày cách ly.
Bạn Nguyễn P.A. (Quận 8, TP.HCM) cho biết bản thân cô là F0 và đã vượt qua được Covid-19 nhờ tuân thủ các hướng dẫn điều trị, ăn uống đảm bảo.
Trong thời gian nhiễm Covid-19, P.A phải tự theo dõi ở nhà 4 hôm sau mới được đưa đi cách ly. Trong thời gian chờ đi cách ly cô đã cố gắng tự theo dõi sức khoẻ, ăn uống tập luyện đầy đủ.
Khi nhiễm virus vì cơ thể mệt mỏi, nhức đầu và ba ngày sau sốt, ho, tiêu chảy (tiêu lỏng). P.A uống thuốc Panadol theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị nếu sốt cao, mệt. Ngoài ra, hàng ngày cố gắng uống nước ấm (2,5-3L/ ngày) giúp cổ họng ẩm, không bị khô rát, giảm nhiệt khi sốt. Có thể uống trà gừng giúp ấm cổ họng và ấm người.
Mỗi ngày uống thêm 1 chai nước Pocari bổ sung khoáng chất cần thiết, tránh mất nước khi bị tiêu chảy.
Dù mất vị giác nhưng P.A cố gắng ăn nhiều hơn bình thường để có sức khoẻ, ăn không được cơm thì ăn cháo. Ăn đầy đủ chất mới giúp cơ thể tạo kháng thể. Những hộp cơm được phát ở trung tâm cách ly ngày nào P.A cũng cố gắng ăn hết.
Ngoài ra, P.A bổ sung tăng đề kháng bằng cách uống Vitamin C, D3 và kẽm (zinc) dạng sủi hoặc viên đều được. Uống sáng và trưa sau khi ăn. Hàng ngày súc nước muối cho cổ họng và xịt rửa mũi bằng chai xịt mũi Xisat (4,5 lần/ngày).
Những lúc rảnh rỗi, P.A vận động nhẹ bằng cách đi vòng vòng, huơ chân, huơ tay cho đỡ mệt mỏi, không nằm lì sẽ bị đừ người. Tập nằm sấp giúp giảm áp lực cho phổi giúp phổi khoẻ hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Thái – Bệnh viện Bạch Mai, khi nhiễm Covid-19, người bệnh bị mất mùi, vị là chuyện bình thường, khoảng 10 ngày sẽ trở lại bình thường.
Nhiều người bị nhiễm Covid-19 đa số chỉ bị triệu chứng giống cảm sốt và thỉnh thoảng mệt lả người và cảm giác tức ngực. Nhưng nếu bình tĩnh, tập thở sẽ hết.
Ảnh minh họa. |
Trong thời gian mắc bệnh, mọi người nên ăn uống đủ chất, nếu chán ăn cơm thì nấu cháo thịt bằm hoặc thịt gà ăn cho có sức, uống nhiều nước nhất có thể.
Người bệnh cố gắng giữ tinh thần thoải mái, không suy nghĩ tiêu cực, vì khi mình lo lắng, hồi hộp nó cũng làm mình cảm giác tức ngực khó thở. Điều quan trọng nhất bệnh nhân nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể mỗi giờ, nếu nóng sốt nên hạ sốt ngay.
Những sai lầm cần tránh
BS. Phạm Ánh Ngân - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3 hiện nay trên mạng nhiều người còn lan truyền thông tin sử dụng dầu mè, nước tỏi, với định hướng thay đổi pH trong môi trường hầu họng, nhằm diệt virus.
Theo bác sĩ Ngân, những thông tin trên là thiếu cơ sở khoa học, chưa được kiểm chứng. Việc nhỏ những dung dịch này có thể gia tăng nguy cơ hít sặc, đặc biệt ở trẻ em, cũng như làm khô rát, cảm giác nóng rộp ở niêm mạc vùng hầu họng, ảnh hưởng đến ăn uống.
Một số người tin rằng uống 1 cốc nước mỗi 15-20 phút là cách hữu hiệu để “rửa trôi” Sars-CoV-2 xuống dạ dày để cho acid trong dạ dày tiêu diệt virus. Trên thực tế, virus xâm nhập cơ thể qua đường thở, khi bạn hít phải các giọt bắn chứa virus từ người bệnh. Cách uống nước như trên, hoàn toàn không ngăn ngừa được virus xâm nhập.
Các sản phẩm nước muối trên thị trường hiện nay thường ở nồng độ 0.9%. Tuy nhiên, có nước muối với các nồng độ cao hơn như 1.5%, 2.2%, 3%, 7%. Việc tự pha nước muối tại nhà không đảm bảo được nồng độ.
Việc xông tinh dầu vào mũi, hay sử dụng các sản phẩm xúc miệng, xịt mũi thảo mộc mà quảng cáo cũng không cần thiết. Bởi vì bác sĩ Ngân cho biết đến thời điểm hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy việc thường xuyên sử dụng các dung dịch nước muối, nước sát khuẩn để nhỏ mũi và xúc miệng sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm virus SARS-CoV2.
Nếu bạn là F0 hoặc F1 còn kèm theo bị viêm mũi dị ứng, bệnh lý mũi xoang, nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn dung dịch xịt rửa mũi phù hợp và số lần xịt rửa trong ngày tùy theo mức độ nặng của bệnh.
K.Chi