Huế: Ngư dân Phong Hải vươn khơi bám biển gần bờ, ổn định cuộc sống

Ngư dân xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) ra biển đánh bắt hải sản gần bờ sau khi thời tiết ưu ái, sống êm biển lặng.

Những ngày gần đây thời tiết thuận lợi nên ngư dân xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cùng nhau ra biển đóng ghe, kéo lưới, câu cá… gần bờ để có thu nhập, đảm bảo cuộc sống.

Có mặt tại bờ biển xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), PV chúng tôi chứng kiến nhiều chiếc ghe đang nổ máy tạch tạch chạy đi chạy lại sát bờ khoảng 100m, nhiều ngư dân khác đứng trên bờ hoặc ngồi và chạy quanh dọc bãi cát hướng ra biển để tìm khu vực có hải sản ẩn nấp.

Nhiều ngư dân đứng trên bờ đi dọc bờ biển tìm hải sản và chỗ ẩn nấp.

Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây cho biết, mỗi lần ra biển đánh bắt, trước tiên phải tìm khu vực hải sản ẩn nấp. Dù là đánh bắt gần bờ nhưng hiện nay biển Phong Hải vẫn “lắm cá, nhiều tôm”, tháng 6 chủ yếu là mùa kéo ruốc, câu cá nục, mực, vây các trích…. Nếu ra biển buổi tối thì bán sản phẩm đánh bắt được vào sáng sớm hoặc đi biển buối sáng thì bán hải sản vào buổi chiều.

Ghe của ngư dân xã Phong Hải (huyện Phong Điền) đánh bắt gần bờ.

Đang chạy đi chạy lại dọc bờ biển, ông Trần Văn Phú (trú thôn Hải Thành, xã Phong Hải,huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) vội vàng cho biết, “nhìn tôi là biết, da đen sạm, mấy anh em phơi nắng cả ngày chạy đi tìm chỗ có cá hoặc ruốc chứ không phải cứ ra đến biển là có đâu, cực lắm con ạ. Còn nếu phát hiện nơi trú ẩn thì phải lập tức báo ngay cho anh em đang chạy ghe buông lưới kết hợp kéo ngay thì mới được”.

PV chúng tôi chào các ngư dân đang hành nghề kéo ruốc và tiếp tục đi dọc theo bờ biển khoảng 500m thì bắt gặp 2 ngư dân đang say sưa sửa chữa, đóng ghe trên bãi cát rộng sát bờ biển để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Tại đây, ông Hồ Văn Dũng (45 tuổ, trú thôn Hải Thành, xã Phong Hải,huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) chia sẻ, “Ngư dân ở đây đánh bắt gần bờ nên ít tàu lớn và chỉ sử dụng ghe, để đóng được một chiếc ghe thì mất cả năm trời tính từ khi có vật liệu rồi hoàn thành vì phải ngâm vật liệu rất lâu mới đảm bảo độ bền”.

Cũng theo 2 ngư dân này cho biết, sau khi ngâm vật liệu xong thì đóng khoảng 1 tháng mới xong và chỉ sử dụng được khoảng trên 10 năm nên giá thành cũng rất cao dao động khoảng 35 – 45 triệu đồng/1chiếc. Ngoài ra, mỗi năm phải chi ra khoảng 2 triệu đồng để sửa chữa sau mỗi vụ ra khơi đánh bắt.

Ông Hồ Văn Dũng đang đóng ghe trên bãi biển xã Phong Hải.

Những chiếc ghe mới có giá dao động từ 35 - 45 triệu đồng/1chiếc.

Phát hiện ông Trương Văn Sâm (trú thôn Hải Thành, xã Phong Hải,huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đang gỡ cá sát bờ biển, khi đến gần tiếp cận thì ngư dân này tưởng người đến mua cá nên vui vẻ, phấn khởi và sau đó biết là PV nên ông hơi ngại rồi nói “tôi già rồi nên loanh quanh thả lưới gần bờ và mắc con gì lấy con đó đem về chợ bán kiếm sống thôi. Ngày nào được thì trên 500 nghìn đồng và đủ nuôi vợ”.

Ông Trương Văn Sâm đang gỡ cá sát bờ cùng một người chèo ghe phụ.

Các ngư dân xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết thêm, sau khi đánh bắt được vào bờ thì chủ yếu là bán tại chợ quê ở trong xã và khi nào lượng hải sản đánh bắt được nhiều thì gọi điện cho các thương lái về bờ biển thu mua rồi đưa đi bán ở chỗ khác nên cũng không lo đầu ra vì đánh bắt gần bờ thời gian ngắn, được cũng ít.

Đến chợ xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cách bờ biển đi khoảng 1km vào buổi chiều và thấy, dù chợ không nhộn nhịp và khách đến chợ ít nhưng nhiều loại hải sản được các ngư dân đưa ra bán. Trong đó, theo quan sát thì cá nục nhỏ nướng tại chỗ luôn hút khách mua.

Các nục nướng tại chỗ tại chợ xã Phong Hải.

Các nục tươi giá 50 nghìn đồng/1kg.

Một người dân đang bán cá nục nướng tại chỗ cho biết, ngày nào chồng cũng đi câu hoặc kéo ruốc vào buổi sáng sớm và dao động được khoảng 50kg/3 người đi nên đến buổi chiều mới đem ra bán. Giá cá nục nướng tại chỗ là 20 nghìn đồng/10 con và cá chưa nướng là 50 nghìn đồng/1kg, còn ruốc thì bán giá 10 nghìn/1lon (lon sữa) hoặc là 70 nghìn đồng/1kg.

Ông Phan Khánh – Chủ tịch UBND xã Phong Hải thông tin, từ đầu năm đến nay chính quyền địa phương luôn tạo điệu kiện, vận động, tuyên truyền cho ngư dân ra biển đánh bắt thủy hải sản ổn định cuộc sống. Đa số là đánh bắt gần bờ nhưng nhiều ngư dân sau những chuyến ra biển cũng có thu nhập ổn định lo cho gia đình và đảm bảo cho con cái học hành.

Hà Oai

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.