Hành trình 1 năm EVFTA: Khởi đầu thuận lợi

Sau một năm kể từ khi thực thi (1/8/2020 - 1/8/2021), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mang lại hiệu quả rõ rệt đến nhiều ngành xuất nhập khẩu của cả hai khu vực.

Nhân dịp này, Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Âu, EuroCham và VCCI đã tổ chức sự kiện trực tuyến “Hành trình 1 năm Hiệp định EVFTA- Khởi đầu thuận lợi và những bước tiếp theo”.

Buổi hội thảo tập trung thảo luận và chia sẻ về các thành quả, thách thức trong một năm triển khai EVFTA từ góc nhìn của các cơ quan hữu quan, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các doanh nghiệp hai bên. Bên cạnh đó Hội thảo cũng đưa ra các nhận định về tác động của đại dich COVID đối với các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng cơ hội từ EVFTA để khắc phục khủng hoảng.

Theo đánh giá của ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, EVFTA đã cho thấy những đóng góp có ý nghĩa trong phát triển kinh tế giữa hai bên và cho sự tăng trưởng của Việt Nam mà những thay đổi trong quan hệ xuất nhập khẩu song phương là minh chứng điển hình.

Dưới tác động của EVFTA, trong khi tổng nhập khẩu của EU từ thế giới vẫn sụt giảm tới 20%, nhập khẩu từ Việt Nam sang thị trường này lại tăng 3,8%. Nửa đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU vẫn tăng liên tục và ổn định, ở mức 18,3% so với cùng kỳ, đặc biệt là sự bứt phá của nhóm hàng nông sản.

{keywords}
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc tham dự sự kiện trực tuyến tại điểm cầu VCCI.

Nếu như năm 2020, nhập khẩu từ EU của Việt Nam tăng 4,3% (cao hơn mức 3,7% tăng trưởng nhập khẩu từ tất cả các nguồn) thì 6 tháng đầu năm 2021, con số này là 19,8%.

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng được ưu đãi thuế quan theo EVFTA của Việt Nam cũng đạt được mức cao nhất so với năm đầu thực thi của bất kỳ FTA nào khác. Quan sát của VCCI cho thấy tỷ lệ này gấp 2 lần tỷ lệ sử dụng ATIGA, gấp 7 lần AIFTA, gấp 2 lần tỷ lệ tận dụng các thị trường mới của CPTPP trong năm đầu.

Về đầu tư, Việt Nam đã tiếp nhận được nguồn đầu tư có chất lượng và được học hỏi, hấp thụ khoa học và công nghệ tiên tiến từ EU, tạo ra những giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của cả hai bên.

Tính đến tháng 6/2021, EU có 2.221 dự án (tăng 142 dự án so với cùng kỳ năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,216 tỷ USD (tăng 449 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020).

Cùng chia sẻ quan điểm với VCCI, Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương, ông Vũ Bá Phú cũng cho rằng một năm sau khi thực thi, tăng trưởng thương mại là tích cực, ngay cả trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức.

Về phía EU, Chủ tịch Eurocham, ông Alain Cany nhận định rằng 12 tháng đầu tiên của EVFTA đã gặt hái những thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn tiếp tục xây dựng và phát triển trên khởi đầu đầy hứa hẹn này và khai thác toàn bộ tiềm năng của thỏa thuận lịch sử này, chúng ta phải cùng phối hợp chặt chẽ.

“EVFTA sẽ không thành công nếu không có nỗ lực hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu. Nói cách khác, việc Hiệp định có hiệu lực mới chỉ là khởi đầu. Chúng ta cần nỗ lực tương tự trong thập kỷ tiếp theo như chúng ta đã làm trong thập kỷ trước để tiếp tục thành công. Đây là những gì EVBC được thiết kế để cung cấp”.

Về phía Việt Nam, việc đối mặt với thách thức này sẽ giúp các công ty và sản phẩm của họ cạnh tranh hơn, đồng thời, EVFTA bao gồm các giai đoạn chuyển đổi để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng. Điều quan trọng là Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong EVFTA để hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Laurent Genen, Tổng Giám đốc, Audi Việt Nam nhấn mạnh rằng việc thực hiện Phụ lục 2-B của EVFTA về lĩnh vực ô tô càng sớm càng tốt sẽ giúp giải quyết được nhiều thách thức hiện nay đối với các doanh nghiệp ô tô của EU và giúp thông suốt thương mại trong ngành công nghiệp ô tô và xe máy.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, dưới tác động của COVID, ngành thủy sản Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức to lớn.

Trong năm 2020, xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam đã giảm 2% xuống chỉ còn hơn 8 tỷ USD, trong đó khu vực EU chiếm tổng số 11,4%. Các doanh nghiệp nuôi trồng và xuất khẩu cũng gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực, các yếu tố khách quan khác như thiếu container, vận chuyển ách tắc. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất cũng giảm mạnh khoảng 40-50% so với các năm trước.

Hiệp định EVFTA đã góp phần đáng kể trong những thành quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua. Hiện có tới 50% các dòng thuế giảm về mức 0% trước năm 2020 bao gồm thuế suất với các mặt hàng chính như: tôm, cá ngừ, mực và bạch tuộc.

Tuân Nguyễn

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !