Giới thiệu bộ sách về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Từ lâu, Hoàng Sa và Trường Sa đã được Nhà nước và các thế hệ người Việt Nam chiếm hữu, bảo vệ, quản lý và khai thác. Điều này không chỉ lưu lại trong cổ sử Việt Nam, mà còn được quốc tế thừa nhận trong các tư liệu còn lưu trữ.

Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Quá trình đấu tranh để dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam dẫu có lúc thăng trầm, những bước thịnh suy, song đã hun đúc nên truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất để gìn giữ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cả trên bộ, trên biển và trên không.

Điều này đã được khẳng định trong các Tuyên ngôn độc lập: Nam quốc sơn hà (thời Tiền Lê - Lý); Bình Ngô đại cáo (thời Hậu Lê); Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013...

Chắc hẳn không phải mọi người dân Việt Nam đều hiểu biết một cách tường minh về nguồn gốc lịch sử, vị trí địa lý cũng như việc chiếm hữu, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng khi nói đến Hoàng Sa và Trường Sa thì không một người dân Việt Nam nào không biết đó là vùng lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam.

Từ lâu, Hoàng Sa và Trường Sa đã được Nhà nước và các thế hệ người Việt Nam chiếm hữu, bảo vệ, quản lý và khai thác. Điều này không chỉ lưu lại trong cổ sử Việt Nam, mà còn được quốc tế thừa nhận trong các tư liệu còn lưu trữ.

Trong hơn một thế kỷ qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu, và công bố những công trình sưu tập, nghiên cứu khoa học có liên quan đến những tư liệu nằm trong thư tịch, sách, bản đồ cổ... có giá trị pháp lý chứng minh và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày này 32 năm trước (14/3/1988), 64 chiến sỹ hải quân đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa.

Trong giờ phút sinh tử, giữa họng súng quân thù, các chiến sĩ đã nắm chặt tay nhau tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Các chiến sĩ dặn nhau “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”.

Câu nói ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà còn là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là ký ức bi tráng không thể nào quên của mỗi người dân Việt Nam về những con người quả cảm; sự hy sinh anh dũng của các anh đã dựng thành những tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc.

Để biết thêm thông tin chi tiết của từng cuốn sách, xin mời quý bạn đọc truy cập trang web: nxbthongtintruyenthong.vn; book365.vn

Nhằm kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước; đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi người dân Việt Nam nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong những năm qua, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, các học giả, nhà sử học, các nhân chứng lịch sử không ngừng nỗ lực sưu tầm những tư liệu, chứng cứ pháp lý, chứng tích lịch sử của Việt Nam trên Biển Đông, xuất bản bộ sách đồ sộ về Biển, Đảo Việt Nam với trên 20 đầu sách. 

Đây chính là cơ sở pháp lý và những bằng chứng lịch sử có tính thuyết phục thể hiện vững chắc chủ quyền của Việt Nam đối với vùng lãnh thổ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời, kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc lịch sử, những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển khác trên Biển Đông của Việt Nam.

Thông qua những tư liệu được giới thiệu, bạn đọc có thể thấy rõ: Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm, được các triều đại phong kiến, các nhà nước Việt Nam thời cận đại và hiện đại liên tục thực thi và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục và hòa bình.

PV

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !