Giải bài toán mất an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở Hà Nội

Tỷ trọng cung cấp hàng hóa thực phẩm tại các chợ truyền thống chiếm khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô, tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối lo an toàn thực phẩm.

Biết nguy cơ nhưng vẫn chọn lựa

Chị Nguyễn Thanh Hải, Ba Đình, Hà Nội cho biết hiện xung quanh nhà chị có khá nhiều siêu thị nhưng hàng ngày chị vẫn đi chợ truyền thống.

“Giá thành vừa phải so với lương nhân viên văn phòng của hai vợ chồng. Chưa kể thực phẩm tươi, ngon nên dù biết tất cả các mặt hàng được bày bán ở chợ đều không rõ nguồn gốc. Việc mua bán chỉ đặt niềm tin vào người bán hàng quen mua mà thôi. Vì thế dù biết là không an toàn nhưng cũng không thể đến siêu thị mua hàng thường xuyên được”, chị Hải cho hay.

Thói quen tiêu dùng của chị Hải cũng là của rất nhiều người dân hiện nay ở Thủ đô. Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 454 chợ, gồm 15 chợ hạng 1; 65 chợ hạng 2; 311 chợ hạng 3 và 63 chợ chưa phân hạng.

Ngoài ra, có 2 chợ đầu mối (chợ đầu mối phía Nam ở quận Hoàng Mai và chợ đầu mối Minh Khai ở quận Bắc Từ Liêm); 4 chợ hoạt động mang tính chất đầu mối (chợ Long Biên, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ cá Yên Sở, chợ đêm Văn Quán).

Thực phẩm tiêu thụ tại các chợ truyền thống chủ yếu là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, thủy hải sản, rau quả, ngũ cốc và kinh doanh đồ ăn chín, dịch vụ ăn uống.

Theo tính toán, tỷ trọng cung cấp hàng hóa thực phẩm chiếm bình quân khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô.

{keywords}
Người dân Thủ đô đa phần vẫn mua thực phẩm tại các chợ truyền thống 

Nhằm giám sát chặt chẽ ATTP, đến nay đã có 310/454 chợ trên địa bàn thành phố đã được phê duyệt phương án bố trí sắp xếp ngành hàng, 144 chợ chưa được phê duyệt phương án sắp xếp ngành hàng.

Song theo đánh giá của các cơ quan quản lý thành phố, hoạt động tại các chợ truyền thống vẫn còn nhiều mối lo.

Thứ nhất, với đặc thù là nơi bày bán nhiều thực phẩm thiết yếu, từ đồ tươi sống đến thức ăn chín, vấn đề bảo đảm vệ sinh ATTP tại các chợ gặp không ít khó khăn. Không khó để nhìn thấy tình trạng mất vệ sinh ATTP diễn ra thường xuyên tại các chợ.

Phổ biến nhất là việc nước thải không được quét dọn, thu gom, xử lý; thực phẩm chế biến sẵn (đồ ăn đã nấu chín) không có nắp đậy, được bày bán cạnh thực phẩm tươi sống...

Mặt khác, sự hiểu biết các quy định về ATTP của cán bộ quản lý chợ và các hộ kinh doanh hàng thực phẩm trong chợ còn nhiều hạn chế, tình hình mất ATTP vẫn có nguy cơ xảy ra; thói quen tiêu dùng và nhận thức về vệ sinh ATTP của đa số người dân tại các chợ truyền thống còn dễ chấp nhận việc dùng những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không bảo đảm vệ sinh ATTP.

Nhiều giải pháp đồng bộ

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tại nhiều chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tồn tại tình trạng kinh doanh mất vệ sinh và an toàn thực phẩm. Dù công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đã được các cấp, các ngành tăng cường, song việc chấn chỉnh, khắc phục vi phạm vẫn cần tiếp tục được thực hiện nghiêm, hiệu quả hơn nữa thời gian tới...

Trước thực trạng này, cũng là nhiệm vụ trọng tâm, UBND thành phố Hà Nội vừa hành Kế hoạch số 49/KH-UBND thực hiện Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025”

Mục tiêu 100% đơn vị quản lý chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm cố định tại chợ được tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% đơn vị quản lý chợ xây dựng, ban hành Quy chế về quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ; 100% số chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm; tỷ lệ thực phẩm được giám sát, lấy mẫu tại các chợ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm giảm 30% so với thời điểm trước khi thực hiện đề án.

Tối thiểu 100% chợ đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, đầu tư và 100% chợ xây mới đáp ứng được các tiêu chí chợ bảo đảm an toàn thực phẩm, văn minh thương mại theo quy định tại đề án.

Đồng thời, rà soát, bố trí vị trí thuận lợi để lắp đặt nhà trạm phục vụ Tổ kiểm tra làm việc, lấy mẫu xét nghiệm nhanh hằng ngày đối với các thực phẩm kinh doanh tại chợ; các đơn vị quản lý phải tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ và xử lý nghiêm các vi phạm.

Thành phố cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực phẩm cố định trong chợ trên địa bàn Hà Nội chấp hành đầy đủ các quy định (có đăng ký kinh doanh, được cấp biển nhận diện và bảo đảm đầy đủ các điều kiện về con người, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rõ ràng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản thực phẩm, bảo đảm chất lượng theo quy định pháp luật)...

N. Huyền 

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !