Đưa sản phẩm thương hiệu Việt đi khắp thế giới qua kênh thương mại điện tử

Trong vòng 1 năm, có gần 7,2 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được bán cho các khách hàng Amazon trên khắp thế giới, trung bình 14 sản phẩm mỗi phút, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.

Amazon Global Selling vừa công bố Báo cáo hoạt động năm 2021 dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Đây là báo cáo thường niên chia sẻ góc nhìn về tiềm năng của ngành xuất khẩu và thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.

Báo cáo này cũng cho thấy cách tiếp cận các cơ hội, công cụ, dịch vụ và đưa các sản phẩm "Made in Vietnam" đến với khách hàng quốc tế, tăng doanh thu, lợi nhuận và hỗ trợ tạo việc làm sau đại dịch Covid-19.

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trên đà phát triển trong những năm qua tại Việt Nam. Giãn cách xã hội và hạn chế đi lại do Covid-19 kéo dài đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế số, góp phần vào sự phát triển của thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tại Việt Nam, xu hướng xuất khẩu trực tuyến đã xuất hiện cùng với sự tăng trưởng về quy mô của các đối tác bán hàng. Theo thống kê trong vòng một năm, từ 1/9/2020 đến 31/8/2021, hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã bán các sản phẩm cho khách hàng trên khắp thế giới tại các cửa hàng của Amazon. Các doanh nghiệp Việt Nam đạt được thành công về xuất khẩu có thể kể đến như gốm sứ Minh Long, mũ bảo hiểm Royal Helmet, rong nho Trường Thọ, hạt điều Lafooco,…

Số lượng sản phẩm được bán ra tăng 34% so với cùng kỳ. Trong đó, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vượt mốc doanh số 100.000 USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vượt mốc doanh số 500.000 USD tăng hơn 53%. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vượt mốc doanh thu 1 triệu USD bán hàng ra thị trường quốc tế trên Amazon tăng hơn 40%.

{keywords}
Ông Lý Huy Sáng, Phó Tổng Giám Đốc công ty Minh Long I, một trong những doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội xuất khẩu qua kênh TMĐT.

Ông Lý Huy Sáng, Phó Tổng Giám Đốc công ty Minh Long I, chia sẻ: “Việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường bán lẻ quốc tế đã luôn là tham vọng của chúng tôi. Là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ truyền thống, Gốm sứ Minh Long ý thức được tầm quan trọng và hiểu được thách thức của hành trình định vị thương hiệu khi bước ra thị trường quốc tế”.

Theo ông Nguyễn Hoà Anh Đồng  - nhà sáng lập LiveSpo Pharma, nhờ xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, LiveSpo Pharma đã có thể xuất khẩu sản phẩm sang hơn 20 quốc gia và đưa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tới các khách hàng quốc tế.

Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn chứng kiến sự tăng trưởng vững chắc với tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 2,9% trong năm 2020. Trong nửa đầu năm 2021, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc 5,6%. Theo số liệu thống kê 10 tháng đầu năm 2021 do Tổng cục Thống kê công bố, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021.

Song song với đó là sự bùng nổ của thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới. Tuy nhiên, đứng trước những cơ hội tăng trưởng và phát triển trên toàn cầu thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến các vấn đề về chi phí, kiến thức về quy định và thông tin.

Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, cho biết: “Thương mại điện tử xuyên biên giới tạo thêm một kênh phân phối cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, thúc đẩy giao thương hàng hoá, đưa những sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam tới thị trường quốc tế thuận lợi và hiệu quả.

Mặc dù nhận ra lợi ích của việc mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chần chừ vì chưa thực sự làm quen với khái niệm và thủ tục liên quan đến xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, cũng như thiếu kiến thức lẫn kỹ năng trong lĩnh vực này. Tuy vậy, nỗ lực và khát khao học hỏi để thích nghi với trạng thái bình thường mới của họ là không thể phủ nhận, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên thương mại kỹ thuật số ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ”.

Theo thống kê, tốp các danh mục bán chạy nhất gồm: hàng gia dụng; dụng cụ nhà bếp; tiện ích gia đình; sản phẩm dệt may; sản phẩm chăm sóc sức khỏe và cá nhân.

Tuân Nguyễn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !