Doanh nhân, viên chức nhiều người xả stress bằng cách này rước ung thư sớm
Theo các chuyên gia, việc giới trẻ cho rằng hút thuốc lá cũng là cách giảm căng thẳng công việc. Đây chính là thói quen tạo gánh nặng bệnh tật của tương lai.
Gia tăng bệnh đường hô hấp
Ths BS Âu Thanh Tùng - Trưởng khoa khám bệnh BV ĐHYD TP.HCM các bệnh lý đường hô hấp, đây là một trong nhóm bệnh lý thường gặp và tỷ lệ tử vong xếp thứ ba trong nhóm các bệnh lý không gây nhiễm. Đặc bệnh là Phổi tắc nghẽn mãn tính nguyên nhân chủ yếu là do khói thuốc lá và ô nhiễm môi trường. Lưu ý là đối tượng phụ nữ và trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc hút thuốc lá thụ động. Bệnh gây ra hiện tượng viêm ở đường hô hấp và biểu hiện chính là bệnh nhân có ho khạc đàm kéo dài.
Bệnh khởi phát từ lúc bệnh nhân hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói bệnh, yếu tố ô nhiễm. Thông thường khoảng 15 - 20 năm sau thì tỷ lệ những người hút thuốc lá xuất hiện các triệu chứng đủ tiêu chuẩn để chuẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm khoảng 15 - 20%.
Ở giai đoạn bệnh tiến triển, ngoài triệu chứng kho khạc đàm, thì người bệnh sẽ có xuất hiện triệu chứng khó thở. Và bệnh tiến triển và biểu hiện ở những đợt cấp. Và đây là một bệnh mãn tính, bệnh này có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất hiện không được phát hiện sớm và điều trị triệt để để bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối thì sẽ ảnh hưởng đến những biến chứng cho người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Doanh nhân, viên chức nhiều người xả stress bằng cách này rước ung thư sớm |
Theo thạc sĩ Tùng đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, thậm chí có nhiều trường hợp xảy ra ở những nhóm như cán bộ viên chức, doanh nhân là những người có kiến thức về y tế. Nhưng do áp lực công việc thì thói quen hút thuốc cũng được xem như là một phương pháp giảm stress và hình thành một thói quen hút thuốc lá có thể nói là nghiện. Tuy nhiên, đến thời điểm phát hiện được bệnh thì đã trễ. Như vậy đây là một thói quen có thể hoàn toàn tránh được đến tránh dẫn đến những hậu quả sức khỏe này.
Hãy bỏ thuốc lá sớm
Ngày nay, ung thư xuất hiện ở những đối tượng ngày càng trẻ hơn. Như vậy, ta biết là ung thư có liên quan đến vấn đề đột biến gen. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng liên quan đến lối sống và chế độ ăn uống.Thạc sĩ Tùng cho biết thói quen hút thuốc lá cũng được xem là 1 trong tác nhân gây ra 30 % bệnh ung thư.
Ngoài ra, các tác nhân như thay đổi khí hậu làm tổn thương tần ozon thì sẽ có sự xuất hiện của tia bức xạ, tia cực tím không chỉ làm ung thư ngoài da mà còn làm gián tiếp tăng các tỷ lệ ung thư khác.
Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM các bác sĩ từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư phổi khi dưới 40 tuổi và bệnh nhân này đều có tiền sử hút thuốc lá 20 năm. Họ cho rằng thuốc lá là cách giảm stress và chưa kịp bỏ thuốc lá thì đã mắc ung thư.
Thạc sĩ Tùng cho rằng những bệnh nhân này khi vào viện thường rất muộn vì tuổi trẻ thường chủ quan hơn. Trong khi đó, ở Việt Nam nói chung thì tỷ lệ chuẩn đoán ung thư là 70% - 80% là là giai đoạn trễ. Nên tỷ lệ đạt (khỏi bệnh) trung bình chỉ đạt 30% trong khi trên thế giới tỷ lệ đạt đến 70 - 80%.
Thạc sĩ Tùng khuyên rằng ngoài việc tiêm ngừa và thay đổi lối sống mọi người cần bỏ thói quen hút thuốc lá của mình, tăng cường quan tâm sàng lọc các bệnh ung thư vì ung thư không chừa bất cứ ai dù nông dân, doanh nhân thậm chí bác sĩ.
Để xây dựng một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe tốt, ngoài các vấn đề dinh dưỡng, nghỉ ngơi, làm việc, bỏ thuốc lá ... thì việc luyện tập thể dục thể thao là cần thiết. Tuy nhiên việc tập thế nào thì cần phù hợp với sức khỏe, giới tính, tuổi tác,...
Một số hoạt động thể thao thường được khuyến nghị như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, cầu lông, bóng bàn... do dễ tập, dễ áp dụng.
Đơn cử như trường hợp của các bệnh hô hấp , người bệnh cần phải vận động tuy nhiên cần theo sức khỏe của bệnh nhân đơn giản như tập cổ tay, chân,... nếu sức khỏe tốt hơn thì có thể thực hiện đi bộ, tuy nhiên khi người bệnh đã cảm nhận mệt thì không nên cố gắng quá sức mà có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt.
Khánh Chi