Đi tiểu cũng phải rặn, người đàn ông tá hoả khi trong bàng quang có viên sỏi 'khủng'
Bị tiểu rắt thậm chí đi tiểu cũng cần phải rặn như đi đại tiện, đau không chịu nổi mới đi viện, người đàn ông tá hoả khi bàng quang có viên sỏi “khủng”.
Chưa đến 40 tuổi 'chuyện ấy' đã bi đát, vì sao?
Cuộc sống bận rộn, trách nhiệm với con cái, thân hình thay đổi, cảm giác chuyện ấy không còn như lúc mới cưới... đã khiến không ít người thấy mình đang 'yếu' dần đi.
Các bác sĩ khoa Ngoại thận – tiết niệu bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành phẫu thuật lấy bỏ sỏi bàng quang kích thước 4x6cm cho nam bệnh nhân 33 tuổi trú tại Thủy Nguyên – Hải Phòng.
Người bệnh trước đó có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt thậm chí đi tiểu cũng cần phải rặn như đi đại tiện. Người bệnh đã tới khám tại bệnh viện. Sau khi được tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm. Trên hình ảnh chụp CT. Scanner phát hiện tại bàng quang có sỏi kích thước lớn. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật lấy sỏi.
Theo Ths.Bs. Nguyễn Như Trung cho biết đây không phải là trường hợp đầu tiên bị sỏi bàng quang với kích thước lớn mà các bác sỹ khoa Ngoại thận – Tiết niệu xử lý thành công.
“Tuy nhiên, việc người bệnh không phát hiện ra bản thân mắc bệnh và để sỏi phát triển ở kích thước lớn như vậy là rất nguy hiểm. Nó tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm bàng quang hoặc gây teo bàng quang, rò bàng quang… ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh”, BS Như Trung nói.
Sỏi bàng quang là những khối rắn nằm trong bàng quang được hình thành do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh lại với nhau. Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị sỏi bàng quang là do sỏi thận từ trên di chuyển xuống. Đôi khi, trong bàng quang chỉ có duy nhất 1 viên sỏi theo thời gian phát triển lớn dần nhưng cũng có những trường hợp, một nhóm các loại sỏi khác nhau cùng tồn tại.
Theo các bác sĩ, trong giai đoạn đầu khi sỏi kích thước còn nhỏ, người bệnh sẽ không gặp bất cứ triệu chứng nào, tuy nhiên những viên sỏi này có thể lớn dần theo thời gian và gây ra những biểu hiện khó chịu.
Đang cao trào nam thanh niên buộc phải ôm 'súng' lao vào viện
Phòng khám Khoa Nam học và Y học giới tính - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận một bệnh nhân 21 tuổi tới khám trong trạng thái lo lắng, cẳng thẳng, vừa đi vừa ôm 'cậu nhỏ'.
Đầu tiên có thể gặp ở người bị sỏi bàng quang là chứng đái ngắt - ngừng. Người bệnh đang đi tiểu bỗng nhiên ngưng lại, cảm giác đau ở dương vật (nam giới) nhưng khi thay đổi tư thế lại có thể tiểu bình thường. Ở bé trai có thể gặp “dấu hiệu bàn tay khai” do trẻ đưa tay bóp lấy dương vật vì tiểu đau.
Biểu hiện tiếp theo cũng hay gặp ở người bị sỏi bàng quang là tình trạng đái rắt (tiểu rắt): Xảy ra chủ yếu vào ban ngày do người bệnh vận động nhiều, sỏi di chuyển gây kích thích bàng quang.
Ngoài ra, người có sỏi bàng quang thường đau vùng bụng dưới, lan xuống cơ quan sinh dục; nước tiểu đục hoặc có màu tối bất thường; tiểu ra máu, tiểu buốt ở cuối bãi; tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là khi vận động mạnh hoặc về đêm.
Ths.Bs. Nguyễn Như Trung nhấn mạnh, hiện nay tình trạng người mắc các bệnh lý về sỏi bàng quang ngày càng nhiều. Một trong nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thói quen nhịn tiểu, uống ít nước.
Ngoài ra, do bàng quang không rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu là điều kiện thuận lợi để phát triển sỏi. Điều này có thể do một số bệnh lý: Phì đại tiền liệt tuyến; Viêm bàng quang; Sỏi thận theo dòng nước tiểu di chuyển xuống bàng quang hoặc cũng có trường hợp bị sỏi bàng quang là do dây thần kinh bàng quang bị tổn thương (thường gặp trong chấn thương cột sống, di chứng sau đột quỵ).
Cũng có trường hợp sỏi bàng quang là do người bệnh mắc các dị tật ở bàng quang như phát triển túi thừa hoặc bị sa bàng quang. Thậm chí có những người bị sỏi bàng quang là do dị vật còn sót lại sau phẫu thuật chỉ khâu, đầu sonde, mảnh đạn…
Sỏi khủng như đùi gà chiên xù được lấy ra từ bàng quang của người bệnh |
Trao đổi với phóng viên, Ths. BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện E cho biết, sỏi bàng quang kích thước nhỏ có thể tự đào thải mà không gây bất cứ hậu quả gì cho người bệnh. Nhưng theo thời gian sỏi sẽ lớn dần về kích thước và số lượng, nếu không sớm được loại bỏ, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm.
Đó là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang mạn tính. Lúc này người bệnh đi tiểu thường xuyên, cảm giác đau và khó chịu. Đôi khi sỏi có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn đường tiểu dẫn tới tình trạng vô niệu.
Ngoài ra, người bệnh cũng rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, viêm bàng quang tái đi tái lại nhiều lần.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm cũng như tránh phải trải qua phẫu thuật lớn để lấy sỏi, BS Nguyễn Như Trung khuyến cáo mỗi người hãy luôn chú ý đến sức khỏe bản thân, sớm phát hiện ra những bất thường để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện ở thời điểm sỏi có kích thước nhỏ có thể tiến hành tán sỏi nội soi, khả năng phục hồi nhanh, chi phí điều trị ít, không để lại sẹo.
Đặc biệt người dân cần tạo thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Theo đó, với người trưởng thành cần khoảng 2-3 lít nước và cần giảm ăn mặn trong bữa ăn hàng ngày.
N. Huyền