Cô gái Hà thành bỏ du học vào Phú Quốc kinh doanh và cú xoay chuyển không ngờ

Vừa bắt tay vào kinh doanh homestay thì bất ngờ dịch Covid-19 ập đến nhưng cô gái trẻ Hà thành lại rất có tài xoay sở giúp việc kinh doanh của cô không những không gặp khó, mà còn giúp người dân địa phương phát triển du lịch bền vững…

Bắt đầu kinh doanh từ việc thuê lại căn nhà của bố mẹ

Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh quốc tế ở Anh, cô gái trẻ Phí Minh Trang (sinh năm 1996) ở Hà Nội dự định về thăm nhà một thời gian rồi sẽ tiếp tục hành trình học thạc sĩ  ở Mỹ. Thế nhưng, khi về nước cô đã quyết định ở lại kinh doanh đầy bất ngờ.

Trang chia sẻ, khi về nước, cũng là dịp ba của Trang đi công tác ở Phú Quốc và muốn con cái ra đó ở cùng vài tháng. Gia đình Trang có sẵn một căn nhà gần biển trong một khu dân cư ở thị trấn Dương Đông.

Trước khi ra Phú Quốc, Trang xin đi làm ở khách sạn JW Marriot Hà Nội khoảng chừng hơn 1 tháng thấy khá phù hợp nhưng phải ra Phú Quốc nên Trang đã tiếp tục xin làm việc ở một khách sạn tại đây.

Bỏ cơ hội du học Mỹ, cô gái Phí Minh Trang ở Hà Nội vào Phú Quốc kinh doanh homestay khiến bao người ngưỡng mộ...

Sau vài tháng sinh sống và làm tại khách sạn Phú Quốc, như một cái duyên, khi bố mẹ có ý định bán nhà, Trang đã xin thuê lại căn nhà của bố mẹ để kinh doanh.

Cuối năm 2019, cô gái 23 tuổi bắt đầu kinh doanh từ việc thuê lại chính căn nhà của bố mẹ mình với 4 phòng.

Homestay Chill House tại thị trấn Dương Đông ra đời, cái tên homestay Trang đặt với mong muốn du khách có cảm giác thư giãn sảng khoái khi ở căn phòng sát biển, có thể nằm nghe tiếng sóng rì rào…

Từ căn nhà đầu tiên này, Trang thuê thêm căn nhà thứ 2, thứ ba, rồi thuê đất của những người xung quanh… đến nay Chill House có tổng số 19 phòng view biển được Trang tự tay lên ý tưởng thiết kế, xây dựng… 

Cô gái trẻ chia sẻ, việc xây dựng lên các căn homestay bằng số tiền cô đi vay người thân và hiện đang trong trong quá trình trả nợ được khoảng 2/3.

Một góc homestay Chill House của cô gái Hà thành ở Phú Quốc.

Nhận thấy không chỉ cho khách nước ngoài thuê, mà khách trong nước khi ấy cũng chưa quen với du lịch trải nghiệm nên Trang quyết định marketing sang cả khách Việt.

Những vị khách đầu tiên là một nhóm người quen của Trang, rồi đến khách nước ngoài đến từ các kênh booking, fanpage… Không ngờ, khách trong nước đến thuê homestay của Trang lại rất thích và chính những vị khách đó lại là những kênh marketing truyền miệng cho homestay, họ giới thiệu bạn bè, người thân.

Trang chia sẻ, khi thuê đất làm homestay cũng cần cân đối để đầu tư với mức chi phí hợp lý nhất, xác định đối tượng khách phù hợp để xây dựng homestay đúng hướng, không bị đầu tư quá tay. Ban đầu cũng có những thứ xây dựng tiết kiệm quá đến lúc vận hành lại vất vả. Bây giờ khi có kinh nghiệm sẽ biết được phần nào không nên tiết kiệm, phần nào nên đầu tư, nhất là điện, nước.

Mặc dù không mất nhiều chi phí truyền thông nhưng đất thuê, chi phí xây dựng tự bỏ ra cùng các chi phí quản lý vận hành khác buộc Trang phải có kế hoạch để Chill house đạt công suất cho thuê 70-80%, hay 90%, thậm chí là phải luôn kín khách. Còn nếu công suất phòng chỉ đạt 50-60% thì sẽ không có câu chuyện lãi trong việc kinh doanh này.

Trang cho hay, riêng chi phí xây dựng homestay Trang vay mượn số tiền là 2,5 tỷ đồng. Đến nay, Trang đã hồi lại được hơn một nửa số tiền đó.

Dịch Covid-19 ập đến, thử tài xoay sở

Mới kinh doanh chưa lâu thì dịch Covid-19 ập đến, nếu như trước dịch Trang liên tục thuê thêm đất, xây dựng thêm phòng thì khi dịch xảy ra buộc Trang chậm lại để tập trung phát triển giá trị cho từng phòng; tập trung vào việc xây dựng cộng đồng.

Dù dịch bệnh xảy ra nhưng Trang luôn biết cách để homestay có khách...

Khi hết dịch, Trang xây dựng cộng đồng xóm chài giúp các homestay xung quanh đoàn kết hơn, để khách biết đến khu xóm homestay nhiều hơn.

Chính vì thế, dù đại dịch Covid-19 xảy ra nhưng homestay của Trang cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Trang chia sẻ, khi dịch xảy ra, không có khách nước ngoài nên Trang tập trung vào phân khúc khách trong nước, vì thế khách Việt vẫn đến với homestay rất nhiều, vẫn bán gần như kín phòng.

Trang nhớ có thời điểm vừa xây dựng xong một căn homestay mới thì giãn cách xã hội để chống dịch, nhưng khá may mắn, các căn homestay của Trang có nhiều ưu điểm phù hợp khách thuê dài hạn. Trang đã tận dụng để cho khách cần thuê ở dài hạn, thuê theo tháng ở vì bị kẹt dịch Covid ở Phú Quốc.

Cùng với đó, Trang có chiến lược cho khách thuê phòng để làm việc online trong thời điểm Covid-19. Thậm chí, thay vì cho khách thuê theo ngày, theo đêm, Trang lại đổi sang phục vụ các khách cần thuê phòng chụp hình check-in theo giờ; các khách ở tại Phú Quốc biết đến cũng đến trải nghiệm… Nhờ đó, dù quãng thời gian xảy ra dịch khó khăn nhưng homestay vẫn túc tắc có khách.

Thời gian dịch Covid-19 xảy ra, vừa tận dụng khách cho thuê theo tháng, Trang tập trung truyền thông cho homestay của mình qua các kênh tiktok vì nghĩ đơn giản rằng, khi khách ở nhà tránh dịch sẽ thích ngắm biển, xem các video về biển… nên Trang đã tận dụng làm và đăng các video đã thu hút nhiều lượt xem. Vì thế, ngay khi hết dịch, khách ồ ạt tới homestay mà không cần marketing thêm.

Ước mơ xây dựng cộng đồng du lịch bền vững

Nhận thấy tiềm năng du lịch của khu, Trang đã mạnh dạn đặt tên là “Xóm Chài Trần Phú” và mong muốn phát triển nơi đây thành khu du lịch phát triển bền vững.

Cô mua sơn về cùng người dân địa phương 'thay áo' cho khu xóm....

Trước đây cả khu xóm hoang sơ, không có đèn đường, điện nước không ổn định, xung quanh mọi người chưa có ý thức bảo vệ môi trường, chưa có ý thức về khu du dịch… Trang cần nhiều thời gian để thay đổi tư duy du lịch dần dần cho nơi đây. 

“Khi em đặt tên “Xóm Chài Trần Phú”, người dân nơi đây không hiểu con bé này làm gì. Rồi em mua sơn về, rủ các bác, các cô chú xung quanh homestay của mình sơn lại, ‘thay áo’ cho khu xóm để cả khu sặc sỡ màu sắc, đẹp hơn.

Em muốn cả khu đều phát triển du lịch, những gia đình muốn kinh doanh homestay em đều hỗ trợ, giúp họ có định hướng phát triển khi có sẵn nhà đất…”, Trang chia sẻ những đóng góp nhỏ bé của mình.

Khu xóm Chài giờ đây đã phát triển hơn trước. Nhiều quán café, tạp hóa, cửa hàng hải sản… được mở thêm, tạo thêm các dịch vụ tiện ích cho khách du lịch; tăng thêm thu nhập cho người dân. Trang mong rằng, xóm Chài sẽ ngày càng được nhiều khách du lịch biết tới.

"Xóm Chài Trần Phú" cách chợ đêm Phú Quốc chừng 3km là cái tên do Trang đặt ra và mong muốn xây dựng du lịch cộng đồng phát triển bền vững.

Cô gái trẻ chia sẻ, kinh doanh homestay không quá khó, nhất là nếu có sẵn nhà, sẵn phòng; tuy nhiên muốn kinh doanh được cũng cần có chút đam mê, yêu thích. Trước khi xây dựng homestay phải xác định được đối tượng khách mình hướng tới để có mô hình phù hợp.

“Với những người chưa có nhà, phải đi thuê nhà, thuê đất rồi xây dựng như Trang thường chi phí vốn đầu tư vốn khá cao nên cần tính toán hợp lý nhất để có kế hoạch bán phòng linh động, không nên đầu tư quá tay. Nhưng cần tạo nét riêng, đặc trưng của homestay để có sự đặc biệt thu hút khách. Chẳng hạn như Chill house của Trang có lợi thế khi homestay sát biển, có thể xuống biển bất cứ lúc nào, mang theo hơi thở địa phương xóm chài cùng với giá cả hợp lý… 

Cho đến bây giờ sau hơn 3 năm kinh doanh homestay, Trang chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi bỏ du học để ở lại Việt Nam kinh doanh dù có thời điểm rất vất vả, chỉ được ngủ vài tiếng mỗi ngày khi khách gọi hotline liên tục, phải trực 24/24h… Hiện Chill House có 6 nhân viên vận hành chuyên nghiệp, Trang đã có thể yên tâm. Hơn nữa, giờ đây khi đã độc lập tài chính, có đủ tài chính, nếu thích vẫn có thể đi du học tiếp bất cứ lúc nào”, Trang chia sẻ thêm.

Minh Thư

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !