Bỏ lỡ tiêm chủng nhiều loại vắc xin cho trẻ, lo ngại nguy cơ 'dịch chồng dịch'
Theo các chuyên gia, hiện có nhiều bệnh truyền nhiễm cũng nguy hiểm như dịch Covid-19 và cần tiêm vắc xin. Việc người dân e dè không đi tiêm sẽ dẫn tới nguy cơ 'dịch chồng dịch'.
Có buộc xét nghiệm Covid-19 cho bệnh nhân, người nhà khi đi khám chữa bệnh?
Việc xét nghiệm Covid-19 tại các bệnh viện, Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế cần sàng lọc bệnh nhân vào nội trú và có yếu tố dịch tễ nhưng một số bệnh viện yêu cầu xét nghiệm hết ngay cả người nhà, người chỉ đến khám.
Dịch bệnh đang khiến nhiều hoạt động tiêm chủng bị gián đoạn, đe dọa thành tựu tiêm chủng mà nước ta đang nỗ lực để duy trì và đạt được bằng vắc xin như thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh sởi.
Ước tính hơn 80 triệu trẻ em dưới một tuổi ở hơn 68 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn này và có nguy cơ mắc các bệnh bại liệt, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Haemophilus influenzae type b, phế cầu và các bệnh nhiễm nguy hiểm khác.
Cuối tháng 4/2021, UNICEF đã đưa ra cảnh báo có hơn một phần ba (37%) quốc gia trên thế giới bị gián đoạn dịch vụ tiêm chủng thường xuyên. 60 chiến dịch tiêm chủng đại trà hiện đang bị hoãn lại ở 50 quốc gia do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Khoảng 228 triệu người, chủ yếu là trẻ em, có nguy cơ mắc các bệnh như sởi, sốt vàng da và bại liệt.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - BV Nhi đồng 1 TP. HCM cho biết, khoa của ông đã tiếp nhận trường hợp trẻ vào cấp cứu vì phụ huynh trì hoãn đến bệnh viện hoặc có trẻ trì hoãn tiêm chủng khiến nguy cơ mắc thêm bệnh tăng lên.
Thời điểm này, phụ huynh hạn chế ra đường khi không cần thiết là đúng, nhưng an toàn cho trẻ cũng rất quan trọng. BS Khanh cho rằng "đừng vì sợ Covid-19 mà bỏ qua “thời gian vàng” khám chữa bệnh, đặc biệt là tiêm chủng vắc xin cần thiết khác cho bản thân và trẻ nhỏ".
BS Phạm Thị Ngoan tư vấn tiêm chủng cho phụ huynh và trẻ nhỏ. |
BS Phạm Thị Ngoan, Trưởng phòng tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết, những mũi tiêm phòng với trẻ nhỏ cần duy trì để phòng nguy cơ dịch bệnh. Ví dụ, trẻ sơ sinh lúc 2-3-4 tháng tuổi cần uống Rotavirus, tiêm vắc xin phế cầu khuẩn, tiêm vắc xin kết hợp phòng 5 - 6 bệnh cùng lúc như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do Hib.
Trẻ lớn cần tiêm nhắc lại các vắc xin phòng não mô cầu, viêm não Nhật Bản… Phụ nữ trước khi mang thai lần đầu, cần tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B… để có thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế trẻ bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sinh non… Người lớn tuổi cần được tiêm cúm, viêm phổi do phế cầu, ho gà - bạch hầu - uốn ván…
"Các bệnh viện nhi và các trung tâm tiêm chủng hiện nay vẫn hoạt động với nguyên tắc nâng cao phòng chống dịch, phụ huynh cho trẻ đi khám hay đi tiêm không nên đi nhiều người, nên mang mũ (nón) che giọt bắn và tuân thủ nguyên tắc 5K như mang khẩu trang, khai báo y tế", bác sĩ Ngoan chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Ngoan, hiện nay các thông tin liên quan đến tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đang thu hút sự chú ý của người dân, tuy nhiên, vẫn cần duy trì việc tiêm chủng cho các đối tượng cần tiêm.
Khánh Chi
Người bị dị ứng nên tiêm vắc xin Covid-19 ở bệnh viện hay điểm tiêm cộng đồng?
Theo ngành y, đến cuối năm 2021 sẽ tiêm được cho khoảng 70 triệu người dân Việt Nam để đến năm 2022 có miễn dịch cộng đồng và đối tượng dị ứng vẫn có thể tiêm vắc xin nhưng tùy theo mức độ.