Có buộc xét nghiệm Covid-19 cho bệnh nhân, người nhà khi đi khám chữa bệnh?

Việc xét nghiệm Covid-19 tại các bệnh viện, Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế cần sàng lọc bệnh nhân vào nội trú và có yếu tố dịch tễ nhưng một số bệnh viện yêu cầu xét nghiệm hết ngay cả người nhà, người chỉ đến khám.

 

 

Người bị dị ứng nên tiêm vắc xin Covid-19 ở bệnh viện hay điểm tiêm cộng đồng?

Người bị dị ứng nên tiêm vắc xin Covid-19 ở bệnh viện hay điểm tiêm cộng đồng?

Theo ngành y, đến cuối năm 2021 sẽ tiêm được cho khoảng 70 triệu người dân Việt Nam để đến năm 2022 có miễn dịch cộng đồng và đối tượng dị ứng vẫn có thể tiêm vắc xin nhưng tùy theo mức độ.

Chờ đợi xét nghiệm

Anh Nguyễn Văn Th. (Hà Nội) bị tiêu chảy hơn 1 ngày không đỡ nên anh đến BV Bạch Mai để khám. Anh Th. được hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Sau khi lấy mẫu, anh Th. đóng 40 nghìn đồng và được hẹn ngày hôm sau có kết quả mới vào khám.

Điều anh Th. lo lắng là anh đang bị tiêu chảy cần khám ngay nhưng BV hẹn ngày hôm sau thì bệnh nặng ai chịu trách nhiệm. Anh Th. rất mệt mỏi nhưng cũng đành ôm bụng ra về, ra nhà thuốc mua thuốc kháng sinh đường ruột uống và chờ có kết quả xét nghiệm Covid-19 mới được khám.

Hay như trường hợp của anh Đỗ Thành V. (Hà Nội) cũng vất vả đi tìm nơi xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp sinh học phân tử PCR. Anh V. kể anh đến kỳ mổ xương nhưng bệnh viện anh đăng ký mổ yêu cầu khi nào có xét nghiệm PCR âm tính mới được vào viện. Anh V. phải tự đi xét nghiệm. Khi đó, anh cũng khổ sở nhờ người quen tìm nơi xét nghiệm PCR dịch vụ. Sau hơn ngày tìm kiếm mới đến được 1 bệnh viện làm xét nghiệm PCR.

Chị Vũ Thị Hà (Thái Bình,) đưa mẹ lên khám tại Hà Nội. Chị Hà đi cùng mẹ và anh trai, nhân viên y tế yêu cầu cả ba người làm xét nghiệm Covid-19. Nếu không làm xét nghiệm thì không khám. Cuối cùng, chị Hà và mẹ làm xét nghiệm còn anh trai chị ra về vì nếu làm xét nghiệm người nhà bệnh nhân sẽ phải tốn thêm một khoản tiền.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Theo PGS Nguyễn Trường Sơn, thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay, theo quy định hướng dẫn của Bộ Y tế thì bệnh nhân có chỉ định nội trú bắt buộc phải làm. Còn bệnh nhân đến khám nếu không có yếu tố dịch tễ thì chưa cần xét nghiệm ngay. Yếu tố dịch tễ có thể là sốt, ho, đau đầu, mất khứu giác, từng đi từ vùng có dịch..Tuy nhiên, việc xét nghiệm này tùy các bệnh viện họ thực hiện.

Giá xét nghiệm Covid-19 hiện nay đối với xét nghiệm PCR là 734 nghìn đồng, xét nghiệm test nhanh khoảng 150 nghìn đồng. Nhưng tùy thuộc bệnh viện họ đấu thầu vật tư và tổ chức xét nghiệm như thế nào nên giá có thể chênh lệch.

Hiện nay Bộ Y tế cũng không quy định cho các bệnh viện phải test nhanh hay là test PCR hoặc làm mẫu gộp. Chi phi xét nghiệm thì cũng chưa có văn bản hướng dẫn với người nhà. Còn nhân viên y tế, bệnh nhân ở các khoa phòng có bệnh hô hấp, mãn tính thì có hướng dẫn xét nghiệm định kỳ.

Trong đợt dịch này có điểm mới là các bệnh nhân nhập viện phải test thì có test nhanh cho bệnh nhân cấp cứu và khi bệnh nhân vào nội trú thì tiếp tục làm xét nghiệm PCR lần nữa.

Hiện một số các bệnh viện quy định xét nghiệm thì người nhà phải tự chi trả. Người nhà bệnh nhân có thể khó khăn hơn nhưng phía cơ sở điều trị y tế cũng khó vì hiện tại có người bệnh chỉ có 1 người nhà nhưng cũng có người bệnh nhiều người nhà ra vào bệnh viện. Bệnh nhân nằm viện cả tháng đổi người nhà 10 lần nếu bệnh viện bỏ chi phí xét nghiệm thì họ cũng không biết tính toán chi phí như thế nào.

Ai được miễn phí?

Bộ Y tế cũng vừa có công văn hướng dẫn nguồn kinh phí chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc Covid-19  khi tăng cường xét nghiệm sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Theo đó, 5 nhóm người được áp dụng là: Bệnh nhân nội trú; người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú; cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám, chữa bệnh; người chăm sóc bệnh nhân (tối đa không quá 2 người luân phiên) nếu được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại; người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc đối tượng 1-2-3-4 vừa nêu trên.

Phạm vi áp dụng là các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc (bao gồm cả bệnh viện dã chiến và cơ sở tiếp nhận, điều trị ban đầu Covid-19).

Về nguồn kinh phí thực hiện, quỹ bảo hiểm y tế chi trả với các đối tượng trong 5 nhóm trên đây với người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại cơ sở theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của trường hợp được bệnh viện chỉ định xét nghiệm.

Liên quan đến việc tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đề nghị Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện: Xét nghiệm sàng lọc cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế theo quy định. Bố trí khu vực khám, sàng lọc và cách ly tạm thời đúng yêu cầu để cách ly tạm thời toàn bộ người bệnh, người nhà người bệnh trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2.

 K.Chi 

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị bệnh Covid-19

Ngày 31/10/2021, Bộ Y tế có Công văn số 9262/BHYT-BH về hợp đồng và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, trạm y tế lưu động.

Hơn 5,6 triệu người quên mật khẩu VSSID, có người xin cấp lại 40 lần/tháng

Đã có khoảng 5,6 triệu lượt người (tương đương 26% số người có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH) sử dụng chức năng "Quên mật khẩu". Thay vì ghi  nhớ mật khẩu, nhiều người tiện tay bấm 'quên mật khẩu' cho tiện

Chiến dịch lớn nhất hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Những ngày qua, hàng triệu người lao động trên cả nước đã được nhận tiền hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cảnh báo tin nhắn lừa đảo về hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo người lao động khi nhận được các tin nhắn có đầu số 052... thông báo về việc nhận trợ cấp Covid-19, người dân cần cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được hỗ trợ

Đề xuất thanh tra, kiểm tra các đơn vị không tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ

Đề xuất UBND tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị không tham gia BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho NLĐ trong đơn vị nhưng vẫn quyết toán thuế thu nhập DN; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Sớm trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, giảm mức đóng Quỹ BHTN

Đại biểu đề nghị cần sửa đổi để quy định linh hoạt hơn nhằm giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ ốm đau và thai sản cho cả người sử dụng lao động và người lao động,

BHXH tỉnh Bình Thuận đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội

Do dịch bệnh Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh hoặc phải thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì nên chi phí lớn, doanh thu giảm sút, dẫn đến nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kéo dài, đời sống người lao động bị ảnh hưởng 

Lạng Sơn: 100 % học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Theo BHXH tỉnh Lạng Sơn, năm học 2020-2021, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 446 cơ sở giáo dục và giáo giục, nghề nghiệp, với tổng số 147.264 học sinh, sinh viên (HSSV). Trong đó, 100% HSSV tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam "thần tốc"thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách từ Nghị quyết số 116/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh một cách nhanh nhất. 

TP.HCM: 950.000 NLĐ nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN

Ngày 26/10, BHXH TP.HCM cho biết trên địa bàn đã có gần 950.000 người lao động (NLĐ) nhận được hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116/2021 của Chính phủ.

Đang cập nhật dữ liệu !