Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: "Trung Quốc đang tuyệt vọng và bị cô lập"

“Trung Quốc buộc phải đầu tư tốn kém và mạo hiểm để biến các bãi san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành những căn cứ hỗn hợp cho hạm đội Nam Hải là việc làm tuyệt vọng trong thế bị cô lập”.

Trên đây là khẳng định của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân khi trao đổi với PV Infonet trước thông tin Trung Quốc đang mở rộng xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma song song với hành động kéo giàn khoan Hải Dương vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm:

Giàn khoa này và đá Gạc Ma chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch lâu dài của Trung Quốc: Ảnh: Internet

Kế hoạch bành trướng lâu dài

Theo ông thì việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và xây dựng đảo tại Gạc Ma nằm trong chiến lược lâu dài của họ chứ không phải chỉ là hành động bột phát trong giai đoạn này.

“Ngay cả hai việc này cũng chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch dài hạn của họ. Mục đích lớn nhất của Trung Quốc là giành lấy Thái Bình Dương và vị trí siêu cường số 1 mà Mỹ đang nắm giữ. Trong ngắn hạn thì cũng phải khuất phục được Đông Nam Á để giành quyền khống chế tây Thái Bình Dương” – Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói.

Minh chứng cho tư tưởng này ông cho biết, từ những năm 60 của thế kỷ trước Mao Trạch Đông đã từng nói với một nhà báo Mỹ, đại ý: “Thái Bình Dương nhưng không “thái bình” vì hiện tại còn nằm trong tay Mỹ. Chỉ khi nào nó trở về với Trung Quốc thì mới có “thái bình””.

Gần đây nhất, trong hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức năm 2010 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Trung Quốc khi đó là Dương Khiết Trì cũng đã nói: “Trung Quốc là một nước lớn, còn các nước khác chỉ là nước nhỏ. Đó là một thực tế’’. – câu nói đó một lần nữa khẳng định âm mưu bá quyền của Trung Quốc qua thời gian vẫn không hề thay đổi.

Và theo tư duy của người Hán thì cơ sở để Trung Quốc thực hiện mưa đồ này đã tới. Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, chỉ sau hơn 30 năm “giấu mình chờ thời” rồi “trỗi dậy hòa bình” đến năm 2012 tổng GDP của Trung Quốc đã đứng thứ hai thế giới. Sức mạnh về kinh tế là điều kiện để Trung Quốc gia tăng tiềm lực quân sự và thực hiện ý đồ “giấc mộng Trung Hoa”.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm:

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm

Quan sát tình hình khu vực qua các năm gần đây, ta có thể thấy sau một thời gian sử dụng và thể hiện “sức mạnh mềm” nhưng không áp đặt được ảnh hưởng của mình đối với Biển Đông Trung Quốc đã bắt đầu trở mặt.

Đến thời điểm này Trung Quốc cho rằng đã đến lúc cần thể hiện “sức mạnh cứng”, và việc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta cùng với việc xây dựng đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ dùng vũ lực xâm chiếm từ tháng 3/1988 là một trong những bước đi để thể hiện điều này.

"Đây không phải đòn gió"

Vị Chuẩn đô đốc khẳng định giàn khoan Hải Dương 981 hoàn toàn không phải là “đòn gió” để Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận. Mà nó được đưa vào với mục đích rõ ràng, thực sự, là thăm dò trữ lượng tài nguyên tại khu vực này để đáp ứng cho nhu cầu năng lượng khổng lồ của Trung Quốc.

Giàn khoan vừa thực hiện mục tiêu kinh tế nhưng đồng thời cũng thể hiện cho tham vọng về chủ quyền của Trung Quốc, bởi nếu phát hiện tài nguyên chắn chắn họ sẽ tiến hành khai thác tại nơi mà họ nhân vơ là “vùng nước lịch sử” của họ.

Trong khi đó việc xây dựng Gạc Ma thành một hòn đảo mang ý định bành trướng chủ quyền rõ nét. Ý định của Trung Quốc là biến Gạc Ma thành một căn cứ liên hợp nhằm khống chế các hòn đảo trong quần đảo trường Sa nhằm thể hiện sức mạnh ở Biển Đông, và là nơi tiếp tế cho các lực lượng trong tương lai.

Cũng theo ông, không chỉ tại Gạc Ma, mà tới đây Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện cải tạo và tiến hành xây dựng cơ sở vật chất tại các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên mà họ xâm chiếm đầu năm 1988 để hình thành các cụm căn cứ quân sự nhằm mục đích mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này và tạo thế “da báo” trong tranh chấp với Việt Nam và Philippines.

“Rõ ràng khi các căn cứ hình thành sẽ uy hiếp trực tiếp các đảo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Philippines, khống chế hoạt động hàng hải, hàng không qua khu vực này. Không những thế đây còn là căn cứ để mở rộng tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu và tên lửa các loại nhằm mục đích đe dọa toàn bộ khu vực Đông Nam Á, từ đó mở đường tiến ra Ấn Độ Dương”. – ông nói.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm:

Không chỉ có Biển Đông, Trung Quốc còn có tham vọng với cả Thái Bình Dương: Ảnh: Gmap

Vị Chuẩn đô đốc nhận định việc Trung Quốc buộc phải đầu tư tốn kém và mạo hiểm để biến các bãi san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành những căn cứ hỗn hợp cho hạm đội Nam Hải là việc làm tuyệt vọng trong thế bị cô lập. Vì lúc này họ không còn hy vọng tìm được những căn cứ tự nhiên như Cam Ranh, Subic (Philippines) hay Jakarta (Indonesia)…

Ông cũng cho rằng Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ra biển Hoàng Sa và việc xây dựng đảo tại Gạc Ma là hai kế hoạch riêng biệt với những mục đích khác nhau nhưng cùng hỗ trợ cho nhau.

“Chúng nằm chung trong một chiến dịch lâu dài, một phần của kế hoạch độc chiếm Biển Đông. Từ đó tiến tới mục đích tiếp theo là đẩy Mỹ và Nhật Bản ra khỏi khu vực này và xa hơn là làm chủ cả Thái Bình Dương”. – Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho biết.

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !