Chất lượng môi trường kinh doanh có chuyển biến tích cực

Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 đã đi vào thực tế đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Tại hội nghị Tổng kết tình hình triển khai Nghị quyết số 02/ NQ-CP: Kết quả, bài học và kiến nghị, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức ngày 9/12, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết, Nghị quyết số 02/NQ-CP thể hiện rõ thông điệp về đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo niềm tin về sự đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp. Tiếp đó, trong 10 tháng năm 2022, Chính phủ đã ban hành hơn 10 văn bản (Nghị quyết của Chính phủ) có nội dung chỉ đạo về cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh; trong đó nhấn mạnh tới cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đây được xem là nỗ lực hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu; đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

Trên một số bảng xếp hạng năm 2022, thứ hạng của Việt Nam tiếp tục được cải thiện so với năm 2021. Trình độ phát triển thị trường (thể hiện qua chỉ số Tự do kinh tế) tăng 6 bậc, từ vị trí 90 lên vị trí thứ 84.

 

Phát triển du lịch và lữ hành (theo công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới, tháng 5/2022) cải thiện 8 bậc so với năm 2019 (từ vị trí 60 lên vị trí 52). Việt Nam được Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá là nền kinh tế dẫn đầu về mức độ cải thiện hiệu quả chỉ số này. Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc duy trì thứ hạng 86, nhưng điểm số có cải thiện.

Ở trong nước, “theo kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2021), chất lượng môi trường kinh doanh có chuyển biến tích cực so với những năm trước đây. Cụ thể là: chính quyền địa phương tiếp tục phát huy tinh thần năng động và sự ủng hộ với khu vực kinh tế tư nhân; chi phí không chính thức tiếp tục có xu hướng giảm trong hầu hết các lĩnh vực thủ tục liên quan đến doanh nghiệp; hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính được cải thiện”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Theo đó, niềm tin về triển vọng phục hồi cũng được thể hiện qua những con số về thành lập doanh nghiệp như: Tính chung 10 tháng năm 2022, cả nước có 178.485 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 17,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 10 tháng năm 2022 gấp 1,46 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tuy nhiên, do bối cảnh thị trường suy giảm, giá cả tăng cao, sức khoẻ của doanh nghiệp chưa kịp phục hồi nên sức chống chịu yếu hơn. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm vì hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. 

Về Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật bà Nguyễn Thị Minh Phương- Phó Cục trưởng, Cục Quản lý xử vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư Pháp cho biết, Chỉ số tuân thủ pháp luật 2019 tăng 17 bậc, chỉ số này góp phần nâng phần cao năng lực cạnh tranh quốc gia, điều đó cũng được các nhà đầu tư FDI đánh giá tính an toàn khi đầu tư vào Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Tư pháp và các bộ ngành, địa phương đã đẩy mạnh đẩy mạnh công tác truyền thông về việc tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp. Các bộ ngành địa phương rất quan tâm tới việc chi phí tuân thủ pháp luật của DN.  Các Bộ ngành, địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động tiếp xúc, đối thoại với DN, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển. Nhiều văn bản chấn chỉnh hoạt động thanh kiểm tra, tránh gây phiền hà cho DN. 

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, các mục tiêu về cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch bước đầu có những kết quả tích cực.  

Từ năm 2020, mặc dù chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, Chính phủ vẫn duy trì các mục tiêu và hành động cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để đồng hành với doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Nhờ vậy, thứ hạng của Việt Nam trên một số lĩnh vực năm 2022 đạt mục tiêu đề ra. 

Trên một số lĩnh vực cụ thể cũng ghi nhận những kết quả cải cách đáng chú ý như công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành năm 2022 đã có một số chuyển biến.

Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) có những bước tiến mạnh mẽ. Năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.758/17.687 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (đạt tỷ lệ 10%) tại 143 văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.107 quy định kinh doanh và phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết 699/5187 TTHC trên 100 lĩnh vực (chiếm 13,47%), quá đó giúp giảm tầng nấc, khâu trung gian, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.

Bên cạnh đó, cả nước đã thành lập 11.700 Bộ phận Một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết TTHC, trong đó có 56/63 tỉnh thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh; 53/63 địa phương đã thực hiện hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC duy nhất; nhiều địa phương đã thực hiện nâng cấp hệ thống đáp ứng yêu cầu số hóa và đã có những kết quả bước đầu. Cổng Dịch vụ công quốc gia đã kết nối, tích hợp với các hệ thống thông tin giải quyết TTHC của các Bộ, ngành, địa phương, cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến, đồng bộ trạng thái hơn 129.6 triệu hồ sơ (tăng hơn 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2021), hơn 2.7 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến (tăng hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2021).

Đồng thời, đã hoàn thành tích hợp, cung cấp 21/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06. Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh cũng đã được đưa vào vận hành.

Lưu Trân

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !