Chân dung đại gia Thái chi tỷ USD thâu tóm các 'ông lớn' bán lẻ Việt

Central Retail là một trong những đại gia chi tiền khủng để thâu tóm các đế chế bán lẻ, gần đây được đồn đoán đang có thương vụ 'khủng' đàm phán mua lại một hệ thống trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam

Thương vụ đình đám?

Thị trường bán lẻ Việt Nam trị giá hàng tỷ USD, được các đại gia ngoại quan tâm. Một trong những chiến lược của các tập đoàn bán lẻ lớn khi đặt chân, mở rộng nhanh chóng tại Việt Nam là thông qua các thương vụ mua bán thâu tóm. Với tiềm lực tài chính, Central Retail đến từ Thái Lan, có chiến lược tương tự.

Thời gian gần đây, thị trường rộ lên tin đồn đại gia Thái này sắp có thương vụ khủng mua lại hệ thống trung tâm thương mại của một doanh nghiệp thuộc hàng đứng đầu trong nước. Ông lớn này tiết lộ dự kiến đầu tư 50 tỷ Baht (khoảng 1,45 tỷ USD) vào Việt Nam từ nay đến 2027 để tăng tốc sự hiện diện của mình. 

Tuy nhiên, phía doanh nghiệp trong nước thời điểm này đã phủ nhận tin đồn này với PV. VietNamNet. 

Central Retail là mảng kinh doanh quan trọng nhất của Central Group, thuộc gia đình tỷ phú Thái Chirathivat. Theo Forbes, gia đình tỷ phú Thái đang có tài sản trị giá 10,6 tỷ USD. 

Central Retail gia nhập Việt Nam năm 2012 với tư cách là nhà bán lẻ thời trang, chỉ với một vài chi nhánh. Nhằm mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, đại gia Thái đã chi tỷ USD cho các thương vụ mua bán sáp nhập. 

 Đại gia Thái mở rộng thị phần. (Ảnh: CRC)

Tháng 4/2016, Central Retail thông qua thương vụ đình đám mua lại Big C Việt Nam từ tay tập đoàn Casino của Pháp. Giá trị giao dịch khoảng 920 triệu euro, tương đương 1,05 tỷ USD.

Năm 2021, Central Retail hoàn tất đổi tên các siêu thị thành Tops Market, đại siêu thị thành Go!, chấm dứt sự tồn tại của thương hiệu Big C tại Việt Nam sau 22 năm. Central Retail đẩy mạnh mở rộng các cửa hàng thực phẩm quy mô nhỏ hơn, cạnh tranh trực tiếp với các chợ và chuỗi cửa hàng tiện lợi. 

Năm 2015, đại gia Thái mua lại hệ thống siêu thị Lan Chi Mart. Đây là chuỗi siêu thị có mặt tại nhiều khu vực nông thôn phía Bắc. Giá trị thượng vụ này không được tiết lộ. Lan Chi Mart thành lập năm 1995, gồm 24 cửa hàng. Hiện, đại diện pháp luật của chuỗi siêu thị này là người Thái.

Một thương vụ đình đám khác, tỷ phú Thái chi 2.600 tỷ đồng mua lại chuỗi điện máy Nguyễn Kim. Sở hữu và vận hành siêu thị điện máy này là Công ty NKT, được thành lập năm 2014 với vốn điều lệ 800 tỷ đồng. Nguyễn Kim từng là tên tuổi đứng đầu Việt Nam ở mảng mua sắm điện máy khi xuất hiện sớm nhất thị trường. 

Thông qua Nguyễn Kim, Central Group còn đứng sau thâu tóm trang thương mại điện tử Zalora Việt Nam từ Tập đoàn Rocket Internet (Đức) vào tháng 5/2016. Một năm sau, Central Group khai tử Zalora và chuyển thành Robins.vn, đồng nhất với thương hiệu bán lẻ truyền thống của tập đoàn này.

Ngoài ra, tập đoàn còn sở hữu 2 trung tâm thương mại thời trang mang tên Robins tại Hà Nội và TP.HCM. Hai trung tâm này chủ yếu bày bán các thương hiệu quốc tế, phần lớn là hàng Thái Lan. 

Hiện Central Retail Việt Nam có hơn 340 điểm kinh doanh, với diện tích bán lẻ hơn 1,2 triệu m2 trên 40 tỉnh thành. Central Retail là nhà bán lẻ quốc tế lớn nhất tại Việt Nam, dẫn đầu thị phần mảng đại siêu thị và đứng thứ 2 thị phần trung tâm thương mại.

Kế hoạch 1,45 tỷ USD

Ông Yol Phokasub, Giám đốc điều hành của Central Retail Corporation (CRC), cho biết, Việt Nam là một thị trường quan trọng của tập đoàn này. Central Retail Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nhà bán lẻ thực phẩm đa kênh số 1 và số 2 về số lượng trung tâm mua sắm tại Việt Nam vào năm 2027.

Về kết quả kinh doanh, Central Retail Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhảy vọt từ 300 triệu Baht (8,7 triệu USD) vào năm 2014 lên 38,592 triệu Baht (1,12 tỷ USD) vào năm 2021. Năm 2022, công ty đạt được doanh số bán hàng đóng góp 25% tổng doanh thu của Central Retail.

 Thị trường bán lẻ Việt Nam nhiều tiềm năng. (Ảnh: Hoàng Hà)

Ông Olivier Langlet, Tổng giám đốc Central Retail Việt Nam, đánh giá: “Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. GDP dự báo tăng lần lượt là 6,7% và 7,2% vào năm 2023 và 2024 so với mức 3,5% một năm của Thái Lan trong hai năm tới. Việt Nam sẽ trở thành thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á”.

Thị trường bán lẻ Việt Nam ước tính trị giá 49,7 tỷ USD/năm, tăng trưởng 10-12%/năm. Dân số thành thị và thương mại hiện đại tăng nhanh. Lượng khách du lịch quốc tế được dự báo sẽ tăng trở lại như năm 2019 với 19 triệu lượt khách trong năm nay và tăng lên 21 triệu lượt vào năm 2025. Tập đoàn này dự kiến chiếm 13% tổng thị trường bán lẻ của Việt Nam vào năm 2027.

Nhà bán lẻ lớn nhất Thái Lan dự kiến đầu tư 50 tỷ Baht (khoảng 1,45 tỷ USD) vào Việt Nam từ năm 2023 đến 2027 để tăng tốc sự hiện diện của mình. Central Retail Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên 600 trên 57 tỉnh thành của Việt Nam vào năm 2027, với tổng diện tích sàn dự kiến đạt 2 triệu m2.

Năm 2023, Central Retail Việt Nam chuẩn bị đầu tư 6 tỷ baht để phát triển kinh doanh trên toàn quốc.

Mặc dù không tiết lộ chiến lược mở thêm hoặc mua bán sắp nhập, nhưng theo các chuyên gia, việc mở rộng của tập đoàn bán lẻ Thái Lan tại Việt Nam thông qua mua bán chuỗi của các doanh nghiệp trong nước là điều có thể xảy ra.

Mặc dù có tiềm lực nhưng không phải thương vụ nào đầu tư vào Việt Nam cũng thành công. Năm 2019, Central Group đã đóng cửa trang thương mại điện tử Robins.vn.

Duy Anh

Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi giao dịch thanh toán quốc tế tại SHB

Từ nay đến hết ngày 31/12/2023, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) dành nhiều ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khi chuyển tiền quốc tế, thanh toán L/C...

Thêm một ngân hàng Big4 giảm mạnh lãi suất tiết kiệm, tất cả đã về dưới 8%

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa điều chỉnh hạ lãi suất tiết kiệm online, trong đó nhiều kỳ hạn giảm trên 0,5%. Lãi suất tiết kiệm tại nhà băng này đã về ngang bằng với ngân hàng BIDV.

Bưu điện sẽ thoái vốn dưới 5% ở LienVietPostBank

Kể từ ngày Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn xuống dưới mức 5% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, phòng giao dịch bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm.

Trung Quốc chỉ định 2 cửa khẩu được nhập lương thực từ Việt Nam

Cửa khẩu Đông Hưng và cửa khẩu Hữu Nghị Quan chính thức được Tổng cục Hải quan Trung Quốc nghiệm thu, trở thành địa điểm đủ điều kiện nhập khẩu lương thực.

Giá USD đồng loạt lao dốc

Sau khi Fed quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đồng USD quốc tế đã giảm đáng kể. Giá USD trong nước cũng được điều chỉnh giảm khá mạnh.

Hơn một tỷ cổ phiếu của 'ông lớn' xăng dầu vào diện cảnh báo

Hơn một tỷ cổ phiếu của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) vừa bị đưa vào diện cảnh báo do chưa giải trình rõ các khoản tiền hàng trăm tỷ đồng trong báo cáo tài chính năm 2022.

Ngân hàng Mỹ phá sản, Fed phát tín hiệu kết thúc chu kỳ khốc liệt

Cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng Mỹ đã khiến Fed thay đổi thái độ từ “diều hâu” sang thận trọng và phát tín hiệu chu kỳ nâng lãi suất khốc liệt đã gần kết thúc.

Kiến nghị Quốc hội có nghị quyết sửa đổi chính sách visa từ tháng 5

Bộ Công an dự kiến đề xuất Quốc hội đưa nội dung thay đổi chính sách visa và thị thực điện tử vào một Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất (5/2023). Đây là căn cứ để Chính phủ chỉ đạo triển khai ngay, tránh lỡ cơ hội đón khách quốc tế.

Doanh nghiệp huy động cả tỷ USD trái phiếu chỉ trong 2 tuần

Thị trường trái phiếu có tín hiệu ấm trở lại sau gần một năm ảm đảm. Các công ty bất động sản và doanh nghiệp đầu ngành huy động cả tỷ USD trong hai tuần, sau khi Chính phủ ban hành nghị định gỡ khó cho doanh nghiệp.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/3

Sự kiện chứng khoán 23/3: Licogi 166 ngừng hoạt động kinh doanh, thay đổi lãnh đạo tại SJS, NT2, giao dịch cổ phiếu tại VPB, APH, NLG,…