Cao điểm tấn công tội phạm mua bán người: Bộ đội Biên phòng giải cứu được 52 nạn nhân

Từ tháng 7 đến tháng 9/2022, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã phát hiện, xử lý 24 vụ; giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ và bảo vệ 52 nạn nhân liên quan đến mua bán người.
Đối tượng Trần Quang Quyết có hành vi về tội mua bán người bị bắt trong chuyên án GL622 được BĐBP Gia Lai thực hiện.

Theo thông tin từ BĐBP, trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người tại khu vực biên giới, cửa khẩu, biển, đảo năm 2022, từ ngày 01/7/2022 đến ngày 30/9/2022, các đơn vị BĐBP đã phát hiện, xử lý 24 vụ với 17 đối tượng; theo đó, đã giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ và bảo vệ 52 nạn nhân.

So với đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người năm 2021 thì năm 2022 tăng 13 vụ với 4 đối tượng và 30 nạn nhân. 

Cụ thể, BĐBP đã xác lập và đấu tranh 10 chuyên án gồm: GL622, HP722, HG722p, A722p, SL822p, A822, KT822, NA922, BL922p, BL922.2p; tăng 3 chuyên án so với đợt cao điểm của năm 2021. 

Đấu tranh thành công 7 chuyên án triệt phá các đường dây tội phạm mua bán người, bắt 7 đối tượng và làm rõ hành vi phạm tội mua bán người của 10 đối tượng có liên quan, bàn giao Cơ quan Cảnh sát điều tra áp dụng các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Đồng thời, BĐBP đã giải cứu và phối hợp giải cứu 21 nạn nhân.

Trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người tại khu vực biên giới, cửa khẩu, biển, đảo năm nay, BĐBP cũng đã tiếp nhận, hỗ trợ 7 vụ với 9 nạn nhân do lực lượng chức năng nước ngoài và tổ chức quốc tế hỗ trợ giải cứu, bàn giao; tiếp nhận 7 vụ qua sàng lọc công dân do nước ngoài trao trả phát hiện, hỗ trợ và bảo vệ 22 nạn nhân bị mua bán; qua khai thác nạn nhân, các đơn vị đang điều tra, xác minh 10 đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt động mua bán người.

Đặc biệt, đã phát hiện 5 vụ với 10 nạn nhân bị bán ra nước ngoài liên quan đến 9 đối tượng. 

Bên cạnh đó, BĐBP cũng đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và Công an tỉnh Yên Bái xác lập, đấu tranh thành công 1 chuyên án; triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia; phối hợp với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) kiểm tra công tác phòng, chống mua bán người tại Bắc Kạn, Cao Bằng. 

Các đơn vị BĐBP tỉnh như Gia Lai, Hải Phòng, Sơn La, Hà Giang cũng đã phối hợp với lực lượng công an các địa phương này đấu tranh thành công 4 chuyên án.

Theo đánh giá của BĐBP, hoạt động của tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp. Thành phần đối tượng phạm tội đa dạng, có sự câu kết, móc nối giữa các đối tượng trong và ngoài nước, hình thành đường dây mua bán người xuyên quốc gia với phương thức, thủ đoạn tinh vi, như: Lấy danh nghĩa các công ty môi giới hôn nhân, môi giới lao động, sử dụng các nền tảng trực truyến để tiếp cận, lừa bán nạn nhân ra nước ngoài nhằm cưỡng bức lao động, ép kết hôn trái pháp luật và bóc lột tình dục… 

PV

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !