Cẩn trọng với các loại kẹo bánh không nhãn mác, bắt mắt
Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng liên tiếp bắt giữ các lô kẹo bánh không rõ nguồn gốc đang chuẩn bị phân phối ra thị trường.
Vào tháng 9/2021, Đội 4 Phòng Cảnh sát môi trường Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 20, Đội Cảnh sát Kinh tế - Ma tuý huyện Đan Phượng đã kiểm tra một cơ sở kinh doanh tại Đội 6 xã Thọ An, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, phát hiện, thu giữ trên 1000 thùng, khoảng trên 10.000 sản phẩm (bánh kẹo trẻ em, thạch các loại...) với khối lượng ước tính khoảng 10 tấn hàng hoá.
Chủ hàng là L.H.S (sinh năm 1987) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và hoá đơn chứng từ của lô hàng trên. Làm việc với lực lượng chức năng, L.H.S khai nhận đã thu mua số hàng hóa trên từ các tỉnh biên giới phía bắc của những người không quen biết sau đó phân phối ra thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Cũng trong ngày 17/9, 02 cơ sở kinh doanh khác trên địa bàn Thành phố cũng bị phát hiện trên 70 thùng bánh kẹo phục vụ Tết Trung thu do nước ngoài sản xuất, tất cả đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Cụ thể là cơ sở kinh doanh của L.V.Đ (sinh năm 1990, tổ 21, phường thanh trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội) có 47 thùng hàng; cơ sở kinh doanh thực phẩm của bà L.T.L (sinh năm 1989, ở La Phù, Hoài Đức, HN) 30 thùng hàng.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nguyên tắc đầu tiên, đó là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc, và có mùi khó chịu.
Ảnh minh hoạ. |
Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.
Bánh kẹo nằm trong danh mục thực phẩm thường bắt buộc phải đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm. Trong đó sản phẩm khi lưu thông trên thị trường phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại cơ quan y tế có thẩm quyền.
Ông Phong khuyến cáo hãy chọn mua các sản phẩm bánh kẹo đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (xem trên nhãn mác có ký hiệu: (số thứ tự)/(năm cấp YT + tên viết tắt tỉnh, thành phố - XNCB).
Lựa chọn bánh kẹo của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng nhái kiểu dáng, nhãn hiệu.
Trong khi đó, tại các chợ đầu mối, chợ sinh viên kẹo, mứt, các loại bánh bán theo cân vẫn bày bán tràn lan. Theo các chuyên gia dịp cuối năm sẽ là thời điểm có nhiều loại bánh kẹo trôi nổi trên thị trường xuất hiện. Người tiêu dùng có thể mua phải các sản phẩm kém chất lượng.
PGS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội việc mua những thực phẩm buôn bán ở các chợ có thể giá thành sẽ rẻ hơn, hoặc việc mua những sản phẩm ở các trang mạng xã hội sẽ thuận tiện, không mất nhiều thời gian nhưng nếu chúng ta sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có nhiều trường hợp người sản xuất những sản phẩm sử dụng những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, nên họ có thể dùng những gia vị, hương liệu, màu,…để sản phẩm bắt mắt thì có thể gặp rủi ro.
Những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc đội lốt hàng xách tay hay hàng nhập bán tràn lan chưa được quản lý bởi các cơ quan chức năng, có thể khi chế biến sẽ sử dụng màu không an toàn, những loại màu này có khả năng là những phẩm màu hóa học không được sử dụng cho thực phẩm.
Nếu người tiêu dùng dùng những sản phẩm dùng màu hóa học không an toàn để chế biến có thể mắc các loại bệnh mãn tính như gan, thận,…
Ngoài ra, việc đóng gói không đúng cách, không hợp vệ sinh thì rất dễ gây nấm mốc cho sản phẩm. Nhiều nơi sản xuất, để sản phẩm không bị nấm mốc họ sẽ bỏ những chất bảo quản để chống mốc, đôi khi những người này mua chất bảo quản này nhưng không rõ bản chất của những chất này ra sao, tác hại như thế nào, điều này rất nguy hiểm.
Khi phát hiện các sản phẩm nghi ngờ là hàng nhái giả, chất lượng kém, cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP, người dân cần chủ động hợp tác, thông báo với cơ quan chức năng, để cơ quan chức năng (như cơ quan quản lý thị trường, Sở Công Thương, chính quyền xã, phường...) để có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.