Cần cơ chế thu hút đầu tư vào thị trường sản phẩm chăn nuôi

Hoạt động sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi đang mở ra nhiều cơ hội. Cần có các cơ chế thu hút sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước vào lĩnh vực giết mổ, chế biến phục vụ xuất khẩu và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Đề xuất vừa được nêu ra tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023 của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) diễn ra ngày 28/12 ở Hà Nội.

Nỗ lực vượt khó

Theo thông tin từ hội nghị, năm 2022, ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng chịu tác động của việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid-19 và giá nguyên liệu, chi phí logistic tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông lâm thủy sản, trong đó có sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. 

Kể từ tháng 10/2020, giá thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng rất mạnh, trong đó, giá nguyên liệu sản xuất tăng từ 7 - 27%, giá thức ăn thành phẩm tăng 14% so với trước, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi khi chi phí sản xuất tăng cao, hoạt động kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lại còn nhiều bất cập, khâu trung gian có nhiều lợi nhuận nhất.

“Chưa nhìn thấy giai đoạn nào mà giá thức ăn chăn nuôi biến động lớn như vậy”, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định.

Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó, năm 2022, ngành chăn nuôi vẫn bảo đảm tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt hơn; đà tăng giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi...) đã được khống chế, giá một số vật tư đầu vào thời điểm quý IV giảm nhẹ; nhu cầu tiêu thụ nông sản tăng vào thời điểm cuối năm.

Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi đã bổ sung nguồn vốn đầu tư, nguồn lực đáng kể cho ngành, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và góp phần nâng cấp, cập nhật công nghệ, chuyển đổi phương thức chăn nuôi, nâng cao sức cạnh tranh và tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Đến nay, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 28,6 triệu con, tăng 3,2%; đàn gia cầm khoảng 531 triệu con, tăng 1,4%; đàn bò khoảng 6,53 triệu con, tăng 1,9%. Sản lượng thịt hơi khoảng 7,05 triệu tấn, tăng 4,8%...

Mặc dù trước mắt vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng năm 2023, ngành chăn nuôi vẫn đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất 3,5-4,0%; sản lượng thịt hơi 7,27 triệu tấn (trong đó sản lượng thịt lợn hơi 4,5 triệu tấn); sản lượng trứng 19,1 tỷ quả; sản lượng sữa trên 1,25 triệu tấn; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 21,0 triệu tấn...

Cần tận dụng tốt các cơ hội

Cũng theo Cục trưởng Dương Tất Thắng, trong bối cảnh Việt Nam tích cực thực hiện các hiệp định thương mại tự do, hoạt động sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi mở ra nhiều cơ hội. Để tận dụng các cơ hội này, cần tăng cường kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đặc biệt là cần các cơ chế thu hút sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế vào lĩnh vực giết mổ, chế biến phục vụ xuất khẩu và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Trong năm 2023, ngành chăn nuôi sẽ thực hiện các giải pháp điều hành quản lý, chủ động tham mưu và tích cực triển khai các giải pháp giúp ngành chăn nuôi vượt qua khó khăn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đáng chú ý là sẽ tăng cường các kênh theo dõi sát diễn biến về thị trường sản phẩm chăn nuôi, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước và trên thế giới, có biện pháp chỉ đạo kịp thời tránh tình trạng đột biến về giá cả đối với các sản phẩm chăn nuôi.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Tăng trưởng của ngành chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng trong tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu (xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc; thịt gà sang Nhật Bản...).

Khẳng định giải pháp thị trường chính là động lực để tháo gỡ khó khăn và duy trì tăng trưởng của ngành chăn nuôi, Thứ trưởng lưu ý, bên cạnh việc tăng cường xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn các hàng rào kỹ thuật và mở rộng được thị phần xuất khẩu ở các nước, thì cũng cần quan tâm tới thị trường trong nước với 100 triệu dân về chế biến và chế biến sâu ở các phân khúc…

Lam Anh 

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !