Bỏ ghế hiệu trưởng, tiến sĩ quyết đưa cây 'triệu đô' về Việt Nam

Đang làm hiệu trưởng một trường cao đẳng, TS Vũ Văn Thoại bất ngờ xin nghỉ để gắn bó với cây đàn hương, loại cây được thế giới ví là "vàng xanh".

Từ lời hứa đến niềm đam mê

Nói về hành trình theo đuổi đam mê của mình, TS Vũ Thoại cho biết, bản thân anh rất trăn trở làm thế nào để giúp bà con có được những mô hình nông nghiệp cho giá trị cao, có kế sinh nhai bền vững trên chính mảnh đất của mình.

Trong thời gian đang làm nghiên cứu sinh tại Ấn Độ, TS Vũ Thoại có dịp được gặp Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn, và được ông giao nhiệm vụ mang cây đàn hương – loại cây được cả thế giới gọi là “vàng xanh” từ Ấn Độ về Việt Nam.

“Tôi từng làm hiệu trưởng của một trường cao đẳng nghề công lập, nhưng suốt quãng thời gian ấy tôi nhận ra rằng, nhiều người ở vị trí này có thể làm tốt hơn tôi, nhưng không có nhiều người có đủ đam mê và dám dấn thân nghiên cứu một loại cây mới, mang về Việt Nam để nhân giống, phát triển và chế biến thành các sản phẩm để có thể tạo ra giá trị gia tăng, trở thành hàng hóa tạo sinh kế cho nhiều bà con nông dân.

Để làm tốt con đường mình đã chọn, tôi đã phải đưa ra một quyết định rất khó khăn là rời ghế hiệu trưởng để trở thành … người nông dân chính hiệu, lăn lộn với cây cối và vườn ruộng để phát triển cây đàn hương và các loại cây thực vật quý hiếm tại Việt Nam.

Trước khi quyết định, tôi cũng bàn với gia đình, nhiều người phản đối vì cho rằng để có vị trí như tôi phải phấn đấu rất nhiều. Tuy nhiên tôi lại nghĩ, làm gì cũng được miễn là cống hiến nhiều cho đất nước đó mới là niềm vui. Hơn nữa, đất nước mình là nước nông nghệp nên tôi muốn tạo ra những thứ hàng hoá có giá trị kinh tế cao, bền vững cho nền nông – lâm nghiệp nước nhà ”, Tiến sĩ Thoại chia sẻ.

Tiến sĩ Vũ Văn Thoại “bén duyên” với cây đàn hương sau khi rời môi trường sư phạm.

Tiến sĩ Thoại kể rằng, vào thời điểm anh quyết định nghỉ việc ở trường cao đẳng, có nhiều người nói anh là 'thằng hâm', 'dở hơi', nhưng anh quyết là làm nên cũng không quá quan tâm ai nghĩ gì và cho đến giờ anh vẫn thấy quyết định gắn bó với nông nghiệp là một quyết định chẳng phải hối tiếc gì. 

Chuyện về hành trình đưa cây đàn hương về Việt Nam, tiến sĩ Vũ Thoại cho biết anh bắt đầu bằng việc kết nối với đoàn chuyên gia Ấn Độ nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu, chất đất tại các vùng của Việt Nam xem vùng nào phù hợp.

“Khó khăn nhất của tôi có lẽ là những ngày đầu khởi nghiệp, vì ban đầu cây đàn hương chưa được công nhận, nhiều người nghi ngờ chưa chắc nó phát triển được tại Việt Nam vì trước đó cũng có nhiều người đưa cây về trồng nhưng thất bại. Thế nhưng, với niềm tin cây đàn hương có thể trồng và phát triển tốt ở Việt Nam tôi vẫn quyết định làm bằng được", TS Thoại cho hay.

Theo TS Thoại, ban đầu việc nhân giống cây cũng là cả một quá trình, vì phải có hạt cây bố mẹ mới nhân giống được trong khi Ấn Độ cấm xuất khẩu hạt giống thương mại ra bên ngoài.

Thời điểm đó anh Thoại phải nhờ nhiều kênh hợp tác nghiên cứu để đưa hạt cây bố mẹ về Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù của hạt đàn hương từ cây bố mẹ đủ già theo tiêu chuẩn của Ấn Độ thì rất khó nảy nầm, do lượng dầu trong hạt cao.

Chỉ cần trong quá trình vận chuyển mà hạt ở nhiệt độ cao là không nảy mầm. Anh đã thất bại rất nhiều lần trước khi tìm ra được phương pháp nhân giống thành công cây đàn hương Ấn Độ mà không cần dùng đến các chất hoá học để kích thích nảy mầm. Bởi dùng các hoạt chất hoá học kích thích nảy mầm như GA3, theo các chuyên gia Ấn Độ, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành lõi cây sau này.

Những cây giống đàn hương trong vườn nhà TS Thoại.

Hành trình tìm đầu ra cho sản phẩm 

Thực tế, trên thế giới nhiều người biết đến cây đàn hương, các hãng nước hoa cao cấp đều dùng tinh dầu đàn hương. Ngoài phục vụ cho ngành mỹ phẩm, đàn hương còn phục vụ trong ngàng dược liệu, chăm sóc sắc đẹp và tâm linh.

“Thời điểm tôi về trồng đàn hương thì ở Việt Nam chưa nhiều người biết đến nên khi trồng được cây tôi lại phải tự tay quảng bá để mọi mọi người biết đến. Có những ngày rong ruổi khắp các nước từ Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập, Ấn Độ… để quảng bá các sản phẩm phát triển từ đàn hương của của Việt Nam”, Tiến sĩ Thoại cho hay.

Nhờ đi đúng con đường nên dù Ấn Độ được coi là "thủ phủ" của đàn hương nhưng hiện nay sản phẩm từ đàn hương của TS Thoại cũng có mặt ở siêu thị tại Ấn Độ.

Hiện tại, anh Thoại và những cộng sự của mình phát triển hơn chục sản phẩm từ đàn hương như: Trà búp từ lá, trà nhúng, sản phẩm tâm linh như các loại hương, mỹ nghệ, vòng tay đàn hương, bột đắp mặt chống lão hóa da cho phụ nữ, sản phẩm tinh dầu đàn hương và thời gian tới sẽ phát triển khoảng hơn 20 sản phẩm nữa.

Hiện nay, cả hệ thống vườn ươm và vườn trồng của TS Thoại đã lên tới hàng ngàn héc ta với khoảng 300 cán bộ, nhân viên làm việc.

TS Thoại tiết lộ, doanh thu từ cây đàn hương hàng năm đã lên tới hàng chục tỷ đồng. Anh cũng đã giúp nhiều người dân Việt Nam trồng tổng cộng trên 6.000 ha cây đàn hương và khoảng 3000 ha tại một số nước khác như Campuchia, Kenya, Uganda… Đây chính là vùng nguyên liệu bền vững để TS Thoại và các cộng sự của mình phát triển các sản phẩm chế biến sâu từ đàn hương.

TS Thoại cho biết, hiện tại nhu cầu sử dụng đàn hương chỉ mới đáp ứng 24-26% cả thế giới. Đàn hương có giá trị kinh tế cao nên cả thế giới gọi là “vàng xanh”, ngoài ra nó còn giá trị môi trường.

Theo tổ chức Y tế thế giới, so với cây cùng kích cỡ, cây đàn hương cho lượng lõi gấp 5, 6 lần cây khác và cây xanh quanh năm, không rụng lá. Đặc biệt hơn nữa, cây đàn hương chịu hạn rất tốt và cần lượng nước rất ít, nó sẽ là loại cây để chống hạn hán, chống biến đổi khí hậu.

Cây đàn hương phải trồng xen canh cùng các loại cây khác, tạo ra hệ sinh thái rừng bền vững. Ngoài ra, Đàn hương còn có thể trồng xen canh với cây lâm nghiệp, cây ăn quả, trồng cây dược liệu như Khôi nhung, Trà hoa vàng, Đinh lăng... mang lại cho bà con cả những nguồn thu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

TS Thoại kỳ vọng sẽ phát triển cây đàn hương trên quy mô lớn, đưa Việt Nam thành một trong 5 nước trồng đàn hương lớn nhất thế giới và chế biến sâu sản phẩm đàn hương, hi vọng trong 10 năm tới, ngành đàn hương sẽ tạo ra doanh thu nhiều triệu USD cho đất nước.

Hiện tại, từ cây đàn hương, tiến sĩ Thoại phát triển được hơn 10 sản phẩm bán ra thị trường, nhiều mặt hàng được xuất khẩu ra nước ngoài.
Sản phẩm trà từ lá cây đàn hương được chính tay vị tiến sĩ phơi.

TS Thoại cũng trăn trở, “cây đàn hương đang phát triển quá nóng tại Việt Nam. Nhiều nhà vườn bán cây giống thương mại không bảo đảm chất lượng, dùng cả hạt đàn hương lấy từ cây non, cây chưa được kiểm tra về quá trình sinh trưởng để làm giống và bán với giá rẻ ra ngoài thị trường.

Việc này vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ kéo theo hệ luỵ là bà con trồng cây chưa chắc đã có lõi hoặc lõi rất kém sau này. Hơn nữa nhân giống tràn lan như vậy cây rất dễ bị bệnh xoăn lá. Nếu cây mắc bệnh này thì chỉ có cách chặt bỏ chứ hiện vẫn chưa thể chữa trị được”.

TS Thoại kỳ vọng sẽ phát triển cây đàn hương trên quy mô lớn
Hi vọng trong 10 năm tới, ngành đàn hương sẽ tạo ra doanh thu nhiều triệu USD cho đất nước.

Cũng theo TS Thoại, “hiện nhiều người bị dẫn dắt theo thông tin là trồng cây đàn hương mỗi năm mang lại giá trị kinh tế hàng tỷ đồng và giá gỗ đàn hương rất cao, khoảng 500 USD/kg.

Đây là thông tin hoàn toàn không có thực với người trồng đàn hương, vì giá gỗ đàn hương ở mức 500 USD/kg là giá bán lẻ tại các siêu thị, còn giá trên cánh đồng, giá bán buôn sẽ thấp hơn giá tại siêu thị nhiều lần.

Vì thế không thể lấy giá tại siêu thị nhân với số cây để tính ra tiền được, "tôi chỉ mong mỗi héc ta đàn hương, mỗi năm mang lại cho bà con khoảng 500 triệu đồng là bà con trồng rừng đã khá giả lắm rồi. “Vàng xanh” là đây chứ là đâu nữa".

Chính vì bà con cứ nhầm tưởng về giá trị cây đàn hương nên đã ồ ạt trồng, không cần tham khảo ý kiến chuyên gia về thổ nhưỡng, khí hậu, kỹ thuật trồng, chăm sóc và kỹ thuật để tạo chất lượng đàn hương tốt nhất, điều này rất dễ dẫn đến thất bại cho người trồng đàn hương" - vị TS cảnh báo.

Bảo Khánh

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !