Rời phố sau 10 năm gắn bó, cô gái trẻ quyết về quê làm nông dân, ấp ủ giấc mơ lớn

Đau đáu với việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, đưa sản phẩm sẵn có ở quê hương mình đi xa tới nhiều tỉnh thành, cô gái 27 tuổi ở Kon Tum đã quyết bỏ phố về quê sau chục năm gắn bó…

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ đều làm nông nghiệp ở xã Đắk Mar, huyện Đắk Hà (Kon Tum), cô gái trẻ Võ Thị Nhung Nhi (sinh năm 1995) thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của nghề nông. Từ nhỏ, cô được bà con hàng xóm xung quanh giúp đỡ đủ thứ khi bố mẹ vắng nhà nên lúc nào cũng cảm thấy mang ơn con người, mảnh đất Kon Tum này.

10 năm gắn bó ở thành phố, cô gái trẻ Võ Thị Nhung Nhi quyết định bỏ phố về quê làm nông dân... (Ảnh: NVCC)

Thi đỗ đại học, Nhi lên Sài Gòn học tập rồi khi tốt nghiệp, cũng như bao bạn trẻ tại các vùng quê khác, Nhi ở lại thành phố đi làm. Được làm công việc đúng với chuyên ngành marketing đã học, Nhi đã có công việc ổn định tại một công ty truyền thông với nhiều mối quan hệ tốt.

Thế nhưng, sau hai lần về quê tránh dịch Covid-19 khiến cô gái trẻ vốn đã yêu quý mảnh đất mình sinh ra, lớn lên lại có suy nghĩ khác. “Tại sao cuộc sống của mình cứ mãi xoay quanh ‘cơm áo gạo tiền’, mà trước đây mình luôn có khát khao tạo giá trị, đóng góp gì đó cho vùng đất quê hương?”, Nhi suy ngẫm.

Cuối cùng, cô gái trẻ quyết định bỏ phố về quê làm nông dân sau gần 10 năm gắn với thành phố Sài Gòn hoa lệ. Cô mong mỏi về quê có thể phát triển, mang những nông sản sạch của gia đình, của bà con ở Kon Tum đi xa hơn tới các tỉnh thành để bạn bè, khách hàng ở thành phố có thể sử dụng sản phẩm sạch tốt, chất lượng. Đồng thời, cải thiện kinh tế cho chính bà con vùng quê mình.

Heo bản là một trong những loại vật nuôi chính ở trang trại của Nhi. (Ảnh: NVCC)

Đầu năm 2022, Nhi chính thức nghỉ việc ở thành phố, khăn gói về quê trước sự ngỡ ngàng của bạn bè, đồng nghiệp, bố mẹ và gia đình. Ban đầu bố mẹ Nhi không ủng hộ khi về quê cô lại tiếp tục con đường làm nông dân vất vả. Nhưng sau đó bố mẹ Nhi cũng mở lòng, ủng hộ quyết định của con gái.

Với chút vốn tích lũy trong vài năm đi làm, sẵn kiến thức làm nông từ nhỏ và học hỏi thêm kinh nghiệm qua các hội nhóm chăn nuôi, trồng trọt, từ các mô hình thực tế của các anh chị đi trước, Nhi xây dựng kế hoạch 6 tháng, 1 năm, 3 năm… định hình về con đường lập nghiệp ở quê để nếu có gặp khó khăn sẽ không nản chí, lùi bước.

Sẵn hơn 2ha đất của gia đình, cùng với cây trồng chính là cà phê và một số vật nuôi, Nhi tiếp tục đẩy mạnh phát triển con giống, trồng thêm nhiều cây ăn quả. Hiện tại trang trại đang có 1.500 cây cà phê, 200 gốc sầu riêng, 400 cây cam quýt và hàng trăm cây chuối, ổi, chôm chôm, mít, bơ… để có nguồn thu đều quanh năm suốt tháng, thay vì chỉ có thu hoạch cà phê mỗi năm một lần. 

Hiện Nhi đang trồng bổ sung thêm một số cây dược liệu như đu đủ đực; nếu thành công sẽ cung cấp giống cho bà con xung quanh. Cùng với đó nuôi hàng trăm con heo bản, gà rẫy, ngan, vịt…

Nhi hạnh phúc khi những sản phẩm nông sản sạch của mình được bạn bè, đồng nghiệp và nhiều khách hàng ủng hộ ngay từ giai đoạn đầu... (Ảnh: NVCC)

Nhi chia sẻ, những sản phẩm hoa quả ngon đẹp khi thu hoạch sẽ bán ra thị trường, còn những loại mẫu mã xấu, không bắt mắt sẽ làm thức ăn cho vật nuôi. Phân của vật nuôi lại tận dụng bón cho cây trồng… Cứ như vậy sẽ tạo thành một vòng tròn khép kín trong chăn nuôi, trồng trọt; vừa tiết kiệm chi phí lại vừa có những nguồn thức ăn tươi ngon tự nhiên cho vật nuôi, cây trồng luôn có nguồn phân hữu cơ đảm bảo, an toàn, đúng mục tiêu tạo ra các nông sản sạch của cô.

Heo bản của trang trại nhà Nhi nuôi kéo dài 1,5 - 2 năm mới có thể ra thành phẩm. Trong đàn heo luôn có đủ cả heo bố và heo mẹ để sinh sản, liên tục phát triển heo gối đàn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cả sỉ và lẻ trên thị trường.

Hiện ngoài các mối sỉ là các cửa hàng thực phẩm sạch lấy thịt heo bản để bán, Nhi đã có nguồn khách lẻ ở khắp Sài Gòn, Hà Nội, Cần Thơ, Nha Trang, Bình Phước, Đồng Nai… 

Cô gái trẻ Nhung Nhi chia sẻ mỗi tuần chuyển khoảng 1 – 1,5 tạ thịt heo bản lên thành phố cho các mối đã đặt, có thời gian đỉnh điểm tiêu thụ đến 8 tạ thịt heo bản một tuần. (Ảnh: NVCC)

Nhi kể lại, một lần công ty cũ trước đây cô từng làm việc có mở tiệc, cô gái đã gửi thịt heo bản tặng mọi người để nướng, sau khi ăn thấy thịt quá thơm ngon nên bạn bè, đồng nghiệp liên tục đặt thịt của cô. Và cứ người này lại giới thiệu cho người kia đã giúp Nhi có một lượng khách lẻ ổn định và ngày càng tăng.

“Heo bản sẽ được mổ mỗi tuần một lần, đóng túi hút chân không từng loại, cấp đông rồi chuyển lên thành phố để chuyển đến tận tay khách hàng. Giá bán dao động từ 210.000 – 350.000 đồng/kg, tùy loại thịt. Mỗi tuần sẽ chuyển trung bình 1 – 1,5 tạ thịt heo bản, có thời gian đỉnh điểm tiêu thụ đến 8 tạ thịt heo bản một tuần”, Nhi chia sẻ.

Bên cạnh tiêu thụ đàn heo bản của gia đình, Nhi còn hỗ trợ bà con bao tiêu sản phẩm nên nguồn heo bản luôn sẵn.

Tất cả nguồn thu dù chưa nhiều nhưng sẽ được Nhi sử dụng tái đầu tư cho con giống, cây trồng, máy móc… để cải tiến sản phẩm ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, Nhi cũng có kế hoạch đẩy mạnh thương hiệu đặc sản nông sản của Kon Tum để thêm nhiều khách hàng biết đến hơn khi nguồn cung dồi dào.

Nhung Nhi vui vẻ, hạnh phúc cùng bố mẹ sau một ngày lao động ở trang trại... và chưa có giây phút nào cảm thấy hối tiếc về quyết định bỏ phố về quê. (Ảnh: NVCC)

Cô gái trẻ cho biết thêm, hiện cô đang xây dựng thêm nhà nuôi chim yến, khoảng hơn 1 tháng nữa sẽ hoàn thành. Thay vì phải vay mượn vốn để phát triển, Nhi kêu gọi anh chị em trong gia đình cùng góp vốn để Nhi làm.

Cùng với đó, vùng đất Kon Tum với nhiều dược liệu đặc biệt, Nhi cũng đang xây dựng thêm thương hiệu cho các dược liệu để có thể mang sản phẩm đặc trưng của vùng đến nhiều người, nhiều tỉnh thành như sâm Ngọc Linh, táo mèo…

Cho đến bây giờ, chưa có giây phút nào Nhi cảm thấy hối tiếc trên hành trình bỏ phố về quê để khởi nghiệp với nông nghiệp sạch của mình.

“Nếu các bạn trẻ có ý định rời phố về quê như mình trước hết phải định hình những thuận lợi khó khăn, xem hiện tại mình có gì, có kiến thức hay nguồn tài chính xác định đủ duy trì 6 tháng hay 1 năm. Đừng tay trắng bỏ phố về quê cảm giác sẽ chơi vơi. Tham gia các hội nhóm nông nghiệp để có thể học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.

Nếu thực sự có ý định bỏ phố về quê hãy trải nghiệm, lựa chọn bởi khi lựa chọn sẽ biết hành trình đó có phù hợp với bạn hay không, nếu sai có thể làm lại; còn nếu không lựa chọn sẽ không bao giờ biết mình có sai hay không…”, cô gái Nhung Nhi chia sẻ từ chính hành trình khởi nghiệp của mình.

Minh Thư

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?