Bánh gai Đức Yên mở rộng sản xuất và khẳng định thương hiệu

Từ khi được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP vào năm 2018, bánh gai Đức Yên (Đức Thọ, Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng sản xuất và khẳng định thương hiệu của mình.

 

 

{keywords}
Năm 2020 HTX sản xuất được 4.000.000 chiếc, tổng doanh thu 12 tỷ đồng và được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

Bánh gai Đức Yên (nay là thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) tồn tại và phát triển trên 100 năm nay, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, phục vụ nhu cầu người dân trong vùng. Từ khi tham gia chương trình OCOP, được truy xuất nguồn gốc, những chiếc bánh gai truyền thống đã có mặt trên nhiều vùng miền đất nước, đặc biệt là có mặt ở nhiều siêu thị.

Trước đây, người dân làng Khóng (xã Đức Yên) sản xuất bánh gai với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu bán trong địa bàn và các chợ lân cận. Từ năm 2016 HTX sản xuất bánh gai xã Đức Yên được thành lập với 13 thành viên tham gia, đã không ngừng mở rộng sản xuất và khẳng định thương hiệu của mình.

{keywords}
Nhờ đất phù sa ven bãi bồi bên sông La nên cây gai tươi tốt, lá to bản và xanh mơn mởn

Nguyên liệu để làm bánh gồm gạo nếp, đậu xanh, cùi dừa, mật mía, nhưng lá gai mới chính là “linh hồn” của chiếc bánh. Chính vì thế, tên gọi của bánh cũng bắt nguồn từ chính nguyên liệu quan trọng này.

Để làm ra chiếc bánh gai có vị thơm ngon đặc trưng phải trải qua nhiều công đoạn, từ trộn bột, làm bánh đến luộc bánh, đều đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn của thợ bánh. 

{keywords}
HTX sản xuất bánh gai xã Đức Yên đang tạo việc làm cho hơn 42 lao động, với mức thu nhập từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng

 

{keywords}
Ai dã từng ăn thì không thể quên được mùi vị đặc trưng của nó

Một chiếc bánh đạt yêu cầu là thịt bánh phải vừa dẻo mịn vừa thơm đặc trưng của lá chuối tiêu, hòa quyện với cái vị dịu mát của lá gai, gạo nếp và mật mía, phảng phất hương thơm nồng của dầu chuối, thêm cái ngọt thanh thanh của nhân đậu, bùi bùi của dừa khô.

Sản phẩm bánh gai Đức Yên chủ yếu làm từ nguyên liệu tự nhiên, sẵn có tại địa phương, tuyệt đối không dùng chất bảo quản nên được người dùng ưa chuộng, lượng tiêu thụ ngày càng nhiều. Năm 2019, HTX sản xuất được 3.600.000 cái, năm 2020 đạt 4.000.000 cái bánh, tổng doanh thu 12 tỷ đồng.

{keywords}
Bánh gai Đức Yên được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017

Năm 2017, bánh gai Đức Yên được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Năm 2018, bánh gai Đức Yên đạt tiêu chuẩn OCOP 2 sao và năm 2019 được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ. Đến năm 2020 thì đạt tiêu chuẩn 3 sao trong chương trình OCOP của tỉnh.

Hiện tại, HTX sản xuất bánh gai xã Đức Yên đang tạo việc làm cho hơn 42 lao động, với mức thu nhập từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng. Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, sản phẩm làm nền tảng, càng ngày bánh gai Đức Yên càng khẳng định thương hiệu, vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm mật ong Hương Bưởi thành đặc sản chủ lực của địa phương

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm mật ong Hương Bưởi thành đặc sản chủ lực của địa phương

Ngoài bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây thì mật ong Hà Tĩnh cũng là một sản vật hết sức quý giá. Để khẳng định giá trị đặc sản địa phương, HTX Mật ong Hương Bưởi đã cho ra sản phẩm mật ong đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Trần Hoàn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !