Hà Tĩnh: Xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch, đưa đặc sản Việt vươn ra thế giới

Từ lâu, bưởi Phúc Trạch được xem là một loại đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Loại sản vật này đã được cấp tem và chỉ dẫn địa lý nhằm khẳng định giá trị cũng như cơ hội vươn ra thế giới.

{keywords}
Toàn huyện có 2.760 ha bưởi Phúc Trạch, sản lượng 22.017 tấn, giá trị sản phẩm đạt 550,4 tỷ đồng.

Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau nên mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam đều sản sinh ra mỗi loại đặc sản nức tiếng. Nếu miền Bắc có bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, miền Nam với bưởi Năm Roi, bưởi da xanh... thì miền Trung lại có bưởi Phúc Trạch, vị ngọt thanh và hương thơm nhẹ tự nhiên rất đặc trưng.

Theo số liệu từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Khê, năm 2021 toàn huyện hiện có 2.760ha bưởi Phúc Trạch (trong đó trồng mới 60 ha), diện tích cho thu hoạch 1.790 ha, năng suất 123 tạ/ha, sản lượng 22.017 tấn (tăng 1.475,7 tấn so với năm 2020), giá trị sản phẩm đạt 550,4 tỷ đồng, được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã, gồm Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô và Lộc Yên.

Thông thường từ năm thứ 6 trở đi, bưởi Phúc Trạch mới cho sản lượng quả ổn định, sai nhất là khi cây ở độ tuổi 11 đến 15 tuổi.  Điều khác biệt với các loại cây có múi là bưởi Phúc Trạch trên 20 năm tuổi vẫn cho năng suất quả cao. Kinh nghiệm cho thấy, cây bưởi càng già sẽ cho quả càng ngon và ngọt đậm.

{keywords}
Bưởi Phúc Trạch trên 20 năm tuổi vẫn cho năng suất quả cao.

Bưởi Phúc Trạch cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch và có đặc điểm không thể lẫn với các giống bưởi khác. Quả có hình cầu hơi dẹt, kích thước bề ngang và chiều cao gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm. Quả bưởi có màu xanh vàng, vỏ không trơn cũng không ráp, tép bưởi có màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, số múi từ 14 đến 16 múi/quả, khối lượng quả đạt từ 1 đến 1,5 kg.

Khi bóc ra để ăn, thịt bưởi không dính vào vỏ múi, tép bưởi mọng nước, ăn giòn, có vị ngọt thanh, được nhiều người ưa chuộng. 

{keywords}
Thông thường từ năm thứ 6 trở đi, bưởi Phúc Trạch mới cho sản lượng quả ổn định, sai nhất là khi cây ở độ tuổi 11 đến 15 tuổi.

Bưởi Phúc Trạch từng được thưởng mề đay Vàng trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương vào năm đầu thế kỷ 20. Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận bưởi Phúc Trạch là một trong 7 loại cây ăn quả quí hiếm. Năm 2004, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ - cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa. Năm 2006, bưởi Phúc Trạch vinh dự được chọn là một trong số ít loại quả mang đến Hội nghị APEC tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.

Đến tháng 11/2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã có quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch, UBND huyện Hương Khê là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý bưởi “Phúc Trạch”.

Gần đây ngày 1/8/2020, bưởi Phúc Trạch đã được Liên minh Châu Âu bảo hộ chỉ dẫn địa lý; năm 2021 huyện Hương Khê đã thực hiện chỉnh sửa, ban hành các quyết định quản lý chỉ dẫn địa lý dùng cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch. Tổ chức kỷ lục Việt Nam cũng đã xác lập kỷ lục đặc sản “bưởi Phúc Trạch” của tỉnh Hà Tĩnh vào Tốp 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam.

Để khẳng định thương hiệu và tăng khả năng tiêu thụ bưởi Phúc Trạch, UBND huyện Hương Khê đã phối hợp UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan tổ thực hiện chuyển đổi số trên cây Bưởi Phúc Trạch thuộc 159 doanh nghiệp, Tổ hợp tác (THT) về bưởi trên địa bàn huyện, với tổng số 2.764 hội viên tham gia, quy mô diện tích gần 1.000 ha trên 148 vùng sản xuất của 19 xã thuộc vùng chỉ dẫn địa lý bưởi Phúc Trạch.

{keywords}
Tem chống hàng giả đối với bưởi Phúc Trạch

Không những thế, tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cây bưởi Phúc Trạch tại địa chỉ https://buoiphuctrach.gov.vn nhằm minh bạch thông tin đến người tiêu dùng; kết nối 2.779 thành viên, trong đó có 2.609 thành viên sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch; số còn lại là các nhà quản lý, khách hàng, hộ cung cấp phân bón, vật tư và cây giống.

Đặc biệt là triển khai hội nghị xúc tiến tiêu thụ bưởi Phúc Trạch theo hình thức kết nối trực tuyến với hơn 300 điểm cầu. Đây là cơ hội để doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tháo gỡ khó khăn, kết nối, mở rộng kênh phân phối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch, nhất là các kênh phân phối hiện đại; đồng thời cũng là cách để thông tin, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm nông sản sạch đến đông đảo người tiêu dùng trong cả nước.

Bên cạnh đó, bưởi Phúc Trạch đã vào được các hệ thống phân phối như siêu thị Big C, Vinmart, Co.op mart và chuỗi của hàng thực phẩm sạch soibien tại Hà Nội. Đặc biệt, hiện nay, có đối tác ở Nhật Bản, Singapore, Đức đang tìm hiểu, khảo sát và hoàn thiện thủ tục xuất khẩu cho bưởi Phúc Trạch.

{keywords}
Hội nghị xúc tiến tiêu thụ bưởi Phúc Trạch theo hình thức kết nối trực tuyến với hơn 300 điểm cầu.

Mới đây, gian hàng bưởi Phúc Trạch đã được xây dựng trên các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam như: Voso.vn, Postmart.vn, Sendo.vn và sàn TMĐT của tỉnh Hatiplaza.com.

Việc cấp tem Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch là vô cùng cần thiết, bởi vì nó khẳng định được thương hiệu cũng như chất lượng của quả bưởi trên thị trường; góp phần đưa bưởi Phúc Trạch đến với đông đảo người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm mật ong Hương Bưởi thành đặc sản chủ lực của địa phương

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm mật ong Hương Bưởi thành đặc sản chủ lực của địa phương

Ngoài bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây thì mật ong Hà Tĩnh cũng là một sản vật hết sức quý giá. Để khẳng định giá trị đặc sản địa phương, HTX Mật ong Hương Bưởi đã cho ra sản phẩm mật ong đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Trần Hoàn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !