Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm mật ong Hương Bưởi thành đặc sản chủ lực của địa phương

Ngoài bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây thì mật ong Hà Tĩnh cũng là một sản vật hết sức quý giá. Để khẳng định giá trị đặc sản địa phương, HTX Mật ong Hương Bưởi đã cho ra sản phẩm mật ong đạt chuẩn OCOP 3 sao.

{keywords}
Sản phẩm mật ong nguyên chất của HTX Mật ong Hương Bưởi đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Hà Tĩnh là mảnh đất nắng gió, mưa dầm, thời tiết hết sức khắc nghiệt. Tuy vậy thiên nhiên nơi đây lại ban tặng rất nhiều loại đặc sản có giá trị như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây..., trong đó có mật ong rừng tự nhiên.

Nói là bưởi Phúc Trạch nhưng địa bàn có diện tích trồng bưởi lớn nhất huyện Hương Khê lại là xã Hương Trạch. Đây cũng vùng đất trồng và sản sinh ra những quả bưởi Phúc Trạch thơm ngon nức tiếng được nhiều người ưa chuộng.

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, thời gian qua nhiều tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn xã Hương Trạch (huyện Hương Khê) được thành lập. Hiện toàn xã có 43 tổ hợp tác Bưởi Phúc Trạch đạt chuẩn Vietgap; 2 HTX là Mật ong Hương Bưởi và HTX Nông Nghiệp CHOA chuyên sản xuất mật ong nguyên chất.

Tận dụng nguồn thức ăn dồi dào vô tận từ hoa bưởi của gia đình cũng như trên địa bàn, các thành viên đã xây dựng và phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Đây là loại mật ong có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên từ nguồn thức ăn là loài hoa bưởi. Mật ong sau khi thu về được sản xuất theo quy trình khép kín, đóng gói bài bản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

{keywords}
Toàn huyện có hơn 2.700ha bưởi Phúc Trạch, đây là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào vô tận để loài ong sản sinh ra thứ mật hết sức đặc biệt này

Trao đổi với PV Infonet, ông Dương Hữu Thọ, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Mật ong Hương Bưởi cho biết, HTX được thành lập năm 2017, gồm có 9 thành viên. Hiện nay có tổng tất cả 500 đàn ong, bình quân mỗi năm cho thu khoảng 20 tấn, tương đương 15.000 lít mật, giá 300.000 đồng/lít, doanh thu khoảng 4,5 tỷ đồng.

{keywords}
Mật ong Hương Bưởi có hương liệu thơm hơn, chất lượng keo đặc hơn và đã có mặt trên khắp các tỉnh thành trong cả nước

Theo ông Thọ, sản phẩm Mật ong Hương Bưởi có hương liệu thơm hơn, chất lượng keo đặc hơn và đã có mặt trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên việc tiêu thụ sản phẩm có phần bị chậm lại so với trước. Tuy nhiên, sản phẩm Mật ong Hương Bưởi không bị tồn đọng vì có thể điều chỉnh quy mô nhỏ lại so với trước.

Ông Thọ cho biết, ước chừng bán được bao nhiêu thì sản xuất ra bấy nhiêu, chỉ trong vòng ít tháng là có thể tăng đàn lên để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Với mong muốn đưa sản phẩm Mật ong Hương Bưởi thành đặc sản chủ lực của địa phương, HTX đã từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ; Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

{keywords}
Một góc nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Loát, thành viên của HTX Mật ong Hương Bưởi

Hiện nay, HTX Mật ong Hương Bưởi đang cung cấp sản phẩm cho các siêu thị OCOP, các cửa hàng thực phẩm sạch trên cả nước. Xây dựng được thương hiệu Mật ong Hương Bưởi đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh Hà Tĩnh giúp sản phẩm Mật ong Hương Bưởi được người tiêu dùng biết đến và tin cậy.

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, trong tương lai không xa, Mật ông Hương Bưởi sẽ trở thành đặc sản chủ lực của địa phương, từng bước khẳng định ưu thế trên thị trường cả nước, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người lao động.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, chương trình Mỗi xã một sản phẩm ở Hà Tĩnh bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa, được người dân và cộng đồng hưởng ứng tích cực. Các chủ thể tham gia chương trình đã được nâng lên về nhận thức, kiến thức, năng lực sản xuất, nhất là về quản trị doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị trường.

Năm 2020, có thêm 70 sản phẩm OCOP đạt chuẩn OCOP, nâng tổng số sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hà Tĩnh lên 164 sản phẩm. Đến nay, Hà Tĩnh đã có 94 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 89 sản phẩm 3 sao, 5 sản phẩm 4 sao. Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP gồm 6 ngành hàng là thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất – trang trí và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Các địa phương có nhiều sản phẩm được đưa vào đánh giá, phân hạng là huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Thạch Hà, Vũ Quang, Can Lộc, Hương Khê… Trong đó, nhiều sản phẩm đã có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng như: Mắm ruốc Luận Nghiệp (thị xã Kỳ Anh); giò lụa Trường An (Đồng Lộc – Can Lộc); cam Khe Mây Hoàn Thắng; giò cây, giò lụa Tiến Giáp (Hương Khê); kẹo cu đơ bà Hường, thịt dê Long Thương, rượu nhung Hương Luật (Hương Sơn)…

 Trần Hoàn

Hà Tĩnh tổ chức hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ đặc sản cam

Hà Tĩnh tổ chức hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ đặc sản cam

Để sản phẩm cam Hà Tĩnh được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi trong cả nước, ngày 23/11, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nhằm quảng bá thương hiệu và xúc tiến tiêu thụ cam như một sản vật của quốc gia.

 

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !