Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo quan niệm sai lầm 'bữa ăn phải có thịt'

Quan niệm bữa ăn phải có thịt dẫn đến gia tăng nhiều bệnh mạn tính, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.... Các bà mẹ 'tiếp tay' phần nào cho thói quen này.

{keywords}
Bác sĩ sinh dưỡng cảnh báo quan niệm sai lầm 'bữa ăn phải có thịt' (Ảnh minh họa)

Theo kết quả Tổng điều tra về dinh dưỡng 2019-2020, khẩu phần ăn hàng ngày của người dân được cải thiện cả về số lượng và chất lượng, nhưng bữa ăn chưa thực sự lành mạnh, cân đối.

Cụ thể, từ năm năm 2010 đến năm 2020 cơ cấu bữa ăn của người Việt có sự thay đổi rõ rệt: mức tiêu thụ protein, lipid, rau xanh và hoa quả trong khẩu phần tăng, lượng glucid trong khẩu phần giảm đã làm cho khẩu phần ăn người Việt cân đối hơn, gần tiếp cận với nhu cầu khuyến nghị.

Nhưng mức tiêu thụ thịt tăng nhanh, bình quân 134 gam/người/ngày, trong đó thịt đỏ là 95.5g, thịt gia cầm 36.2g, các sản phẩm từ thịt là 4.7g. Với khu vực thành thị thì mức tiêu thụ thịt cao hơn là 154 gam/người/ngày, trong đó thịt đỏ là 155,3g, thịt gia cầm 36.5g, các sản phẩm từ thịt là 3.9g.

Lượng protein trong khẩu phần tăng là 79,6g, tỷ lệ protein động vật/ protein tổng số là 52,8%. Lượng lipid trong khẩu phần là 45,5g, tỷ lệ giữa LĐV/LTS  là 51,4%.

Trong khi đó, theo nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam năm 2016 thì số lượng protein/ngày ở người trưởng thành (19-30 tuổi) lao động vừa nam giới là 74-68g, nữ giới 63-60g, lượng thịt đỏ là 71g/ngày và tỷ lệ giữa PĐV/PTS là từ 30-35%, tỷ lệ giữa LĐV/LTS  không nên vượt quá 60%.

ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, hiện bữa ăn người Việt quá nhiều đạm động vật, nên tỷ lệ giữa PĐV/PTS là 52,8%, tỷ lệ này vượt quá so với nhu cầu khuyến nghị gần 2 lần.

Đáng lưu ý, cơ cấu tiêu thụ thịt trong khẩu phần, thì mức tiêu thụ thịt đỏ quá cao so với nhu cầu khuyến nghị là 70g/người/ngày. Tuy mức tiêu thụ lipid trong khẩu phần là hợp lý và tỷ lệ giữa lipid động vật so với lipid tổng số là 51,4% nằm trong giới hạn theo khuyến nghị dưới 60%, nhưng lipid từ nguồn động vật nhiều hơn so lipid nguồn thực vật.

Việc ăn nhiều thịt, nhưng ít rau dẫn đến gia tăng nhiều bệnh mạn tính, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường. TS.BS. Đỗ Thị Phương Hà - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, tại các nước đang phát trong đó có Việt Nam hiện nay có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây truyền là chính.

Theo thống kê gần đây cho thấy 75% số trường hợp tử vong ở Việt Nam là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout …

“Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, mất cân đối về các chất dinh dưỡng (nhiều thịt, mỡ động vật) của người Việt đã làm gia tăng các bệnh mạn tính hiện nay như: thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút, rối loạn mỡ máu…

Mức tiêu thụ thịt quá cao, đặc biệt là thịt đỏ một phần là do thói quen tiêu dùng là bữa ăn phải có thịt, đặc biệt là trong các bữa cỗ, bữa tiệc; đồng thời vì thịt dễ chế biến và thời gian chế biến nhanh; thịt dễ ăn và phù hợp với tiêu hóa của trẻ em, người già; các bà mẹ không tập cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, đậu phụ, đậu đỗ,… ngay từ khi còn nhỏ đã vô tình tạo nên thói quen cho trẻ chỉ ăn thịt, không ăn rau trong bữa ăn hàng ngày”, Ths. BS Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh.

Các chuyên gia cảnh báo, để có sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế mắc các bệnh mạn tính, thì người Việt cần thay đổi thói quen tiêu dùng thịt, ăn uống lành mạnh hơn.

Người dân nên ăn chất đạm đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, nên bổ sung chất đạm động vật và thực vật, với tỉ lệ cân đối giữa nguồn đạm động vật và thực vật, giảm tiêu thụ thịt các loại, tăng cường ăn cá, hải sản, đậu phụ và sản phẩm từ đậu đỗ.

Đặc biệt, BS Nguyễn Văn Tiến cũng nhấn mạnh người dân nên hạn chế các loại thịt đỏ 70-80g/ngày/người như bò, heo, cừu... tăng cường ăn thực phẩm lành mạnh như cá, hải sản, trứng, sữa, thịt gia cầm...

Để hạn chế sự gia tăng của các bệnh mạn tính thừa cân béo phì, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, gút... thì người trưởng thành nên ăn chất đạm động vật theo tỉ lệ khoảng 30%-50% tổng số chất đạm, tỷ lệ lipid động vật / lipid tổng số là dưới 60%.

Tuổi càng cao thì nên ăn lượng protein từ động vật càng ít, cần bổ sung lượng protein hợp lý theo tỷ lệ là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật. Với trẻ nhỏ, nguồn đạm động vật cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, vì vậy lượng protein nên theo tỷ lệ là 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

N. Huyền 

Kháng thể thấp sau 3 tuần tiêm mũi vắc xin thứ 2 có đáng lo?

Kháng thể thấp sau 3 tuần tiêm mũi vắc xin thứ 2 có đáng lo?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, trong thời gian qua, ông liên tục nhận được các cuộc điện thoại hỏi về việc kháng thể sau nhiễm Covid-19 rồi kháng thể sau tiêm vắc xin thấp có đáng lo không

TP Buôn Ma Thuột siết chặt để chống dịch Covid-19, người dân muốn đi chợ, siêu thị cần giấy tờ gì?

TP Buôn Ma Thuột siết chặt để chống dịch Covid-19, người dân muốn đi chợ, siêu thị cần giấy tờ gì?

Muốn ra vào chợ, siêu thị, những người chưa tiêm vắc-xin ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong 72 giờ, còn người đã tiêm mũi 1 hoặc mắc Covid-19 đã khỏi bệnh phải có giấy xác nhận.  

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !