Ba Vì: Người dân nô nức đến dự lễ hóa Đức Thánh Tản Viên Sơn

Hàng năm cứ đến ngày 19/12 (tức 6/11 âm lịch), UBND huyện Ba Vì, Hà Nội tiến hành làm Lễ dâng hương tưởng niệm ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên Sơn tại di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Thượng.

Sáng 19/12, UBND nhân huyện Ba Vì, Hà Nội long trọng tổ chức lễ rước kiệu từ cốt 1.100 (Vườn quốc gia) lên Đền Thượng cốt 1.200, tấu sớ, dâng chúc văn với nghi thức truyền thống … sẽ là hoạt động mang tính điểm nhấn được khôi phục trong Lễ dâng hương tưởng niệm ngày hóa Đức Thánh Tản Viên Sơn, tại di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Thượng. 

{keywords}
Lễ rước Đức Thánh Tản Viên Sơn lên Đền Thượng.

Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn không chỉ thực hiện ở ba ngôi đền trên núi Ba Vì mà còn bao trùm một vùng không gian văn hóa rộng lớn khu vực Đồng bằng Bắc bộ, trong đó đậm đặc nhất là vùng Xứ Đoài (mà vùng lõi là huyện Ba Vì).

Thực tế cho thấy chỉ tính trên địa bàn huyện Ba Vì có gần 400 di tích, thì trong đó có trên 100 di tích thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn với rất nhiều di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và cấp TP. Điều đó phần nào khẳng định công trạng to lớn của Ngài đối với Nhân dân, đất nước.

Ngài không chỉ là Vị Thành hoàng bảo trợ cho làng xã mà còn được nhân dân suy tôn là Đệ Nhất Phúc Thần, Thượng đẳng tối linh thần và là vị Anh hùng dân tộc, anh hùng khai điền trị thủy, anh hùng khai sáng văn hoá của dân tộc ta từ thủa dựng nước.

Với giá trị di sản văn hóa to lớn đó, ngày 30/1/2018, Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã được Bộ VHTT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương, hàng năm vào ngày mùng 6 tháng 11 âm lịch là ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên Sơn để nhớ tới công lao, ân đức của Ngài, huyện Ba Vì đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

{keywords}
Kiệu hoa và nghi lễ được đưa lên Đền Thượng làm lễ Đức Thánh Tản Viên Sơn.

Trước đây, kỷ niệm ngày hóa của Đức Thánh chưa tổ chức lễ dâng hương một cách bài bản và quy mô như hiện nay, chỉ thắp hương, dâng lễ đơn giản, chưa tạo được sức ảnh hưởng và thu hút Nhân dân đến dâng lễ và chiêm bái.

Chính vì vậy, huyện Ba Vì thống nhất chỉ đạo sẽ duy trì hàng năm, Lễ dâng hương tưởng niệm ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên Sơn tại di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Thượng.

Năm 2020, huyện Ba Vì tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm ngày hóa Đức Thánh Tản Viên Sơn vào chính ngày 6 tháng 11 năm Canh Tý (tức ngày 19 tháng 12 năm 2020) theo tương truyền Nhân dân đã duy trì từ lâu.

Với đầy đủ nghi lễ: Khai mạc, rước kiệu lễ từ cốt 1.100 (Vườn quốc gia) lên Đền Thượng cốt 1.200, tấu sớ, dâng Chúc văn với nghi thức truyền thống và với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa, đây sẽ là hoạt động tín ngưỡng điển hình về tục thờ Tản Viên Sơn Thánh. 

Một số hình ảnh lễ rước Đức Thánh Tản Viên Sơn của người dân huyện Ba Vì.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

 PV

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !