Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

Nhắc tới đặc sản Ninh Bình, ngoài những cái tên quen thuộc như thịt dê, cơm cháy… còn có một món ăn không kém phần nổi tiếng, được nhiều thực khách yêu thích. Đó là gỏi cá nhệch.

Đúng như tên gọi, món gỏi này được chế biến từ nguyên liệu chính là cá nhệch. Đây là loài cá da trơn, không chân không vây, khỏe và khá dữ. Thoạt nhìn, chúng khá giống lươn nhưng kích thước lớn hơn, da trơn trượt, lưng và bụng màu nâu nhạt.

Cá nhệch sinh sống cả trong môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ, đặc biệt xuất hiện nhiều ở các khu vực đầm phá ven biển, cửa sông.

gỏi cá nhệch.png
Nhệch là loài cá không chân không vây, vẻ ngoài kém hấp dẫn nhưng chế biến được thành nhiều món ngon… Ảnh: Ninh Anna

Chị Nguyễn Quỳnh – chủ một nhà hàng chuyên phục vụ các món đặc sản ở TP Ninh Bình cho biết, để làm gỏi nhệch ngon đòi hỏi quy trình chế biến kỳ công.

Đầu tiên, phải chọn những con cá nhệch vừa được đánh bắt về, còn tươi sống, nặng khoảng 3 - 4 lạng. Sau đó, người ta làm sạch nhớt cá nhệch bằng nước vôi loãng hoặc tro bếp, dùng khăn ấm lột bỏ lớp da, ruột, đầu, đuôi. Phần xương và thịt được lọc khéo léo, để riêng.

“Công đoạn lọc thịt rất quan trọng. Người làm phải thao tác nhanh tay nhưng đảm bảo khéo léo để thịt cá không bị nát, xương dăm không dính vào thịt. Tiếp đó, lau phần thịt đã lọc bằng khăn, giấy khô để thịt cá không bị đọng nước, rồi dùng dao sắc thái thành các lát mỏng, dài vừa ăn”, chị Quỳnh nói.

z5712239540668_5f6ac658220984b302a7b47acee3f833 (1).jpg
Gỏi nhệch là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Kim Sơn, Ninh Bình và cũng xuất hiện ở nhiều địa phương như Nga Sơn (Thanh Hóa), Tràng Cát (Hải Phòng), Thái Thụy (Thái Bình), Giao Thủy và Nghĩa Hưng (Nam Định). Ảnh: Thảo Trinh

Trước đây, người địa phương thường bóp nhệch với nước cốt chanh, sau đó vắt ráo rồi trộn đều với thính gạo, làm thành gỏi. Sau này, gỏi nhệch được trộn cùng gia vị, thêm riềng xay nhỏ, sả thái mỏng và thính gạo để riêng.

Khi ăn, tùy sở thích mà thực khách có thể trộn thính vào sau. Cách chế biến này giúp nhệch giữ được độ tươi, ngọt tự nhiên và làm món ăn thêm đậm đà, dậy hương vị.

Ngoài phần nguyên liệu được chuẩn bị kỳ công, món gỏi nhệch còn "hút" khách bởi loại nước chấm đặc sánh có tên đọc “trẹo miệng”. Đó chính là chẻo.

Chẻo chấm gỏi nhệch phải được làm từ xương cá giã nhuyễn, trộn với thịt ba chỉ, mẻ chua, trứng gà cùng một số gia vị rồi đun chín lên. Hỗn hợp chẻo thu được có màu vàng đậm, đặc sánh, vị béo ngậy và dậy mùi thơm.

z5712239878092_27797846cf1457b61f36f3235750225d.jpg
Chẻo chấm - thứ nước sốt đặc sánh làm từ xương cá giã nhuyễn được xem như "linh hồn" của món ăn. Ảnh: Thảo Trinh

Ngoài nước chấm, các nguyên liệu ăn kèm gỏi nhệch cũng được chuẩn bị cầu kỳ, gồm cả chục loại lá thơm khác nhau. Tùy khẩu vị từng người và văn hóa từng vùng mà người ta có thể ăn gỏi cùng các loại lá như: Lá sung, lá ổi, lá lộc vừng, lá mơ, húng quế, mùi tàu, đinh lăng, rau má, bạc hà, chuối xanh, cúc tần…

Khi ăn, du khách lấy lá sung (hoặc lá ổi) cuộn thành hình cái phễu rồi lần lượt cho các loại lá thơm và gỏi nhệch vào giữa, sau đó rưới chẻo chấm lên trên. Nếu ai thích có thể cho thêm riềng, hành khô, ớt vào cùng và thưởng thức.

z5712241155194_d1696f75ae453344ac9a63b62a1ef97f.jpg
Gỏi nhệch hấp dẫn thực khách bởi cách thưởng thức độc đáo. Ảnh: Thảo Trinh

Một số thực khách nhận xét, gỏi nhệch tuy là món “ăn tươi nuốt sống”, chưa qua công đoạn làm chín nào nhưng mùi vị không tanh, ngược lại còn rất hấp dẫn.

Thưởng thức một miếng gỏi nhệch, du khách sẽ cảm nhận được phần thịt nhệch dai giòn, xen lẫn vị chát của các loại lá thơm, tiếp đến là vị béo ngậy đậm đà của chẻo chấm. Tất cả hương vị hòa quyện lại với nhau, tạo thành thứ đặc sản thơm ngon nổi tiếng Ninh Bình.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !