AMRO dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7%

AMRO dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7%, và đây là mức dự báo cao thứ 2 trong khu vực ASEAN.

Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã cho công bố báo cáo "Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 năm 2022". AMRO nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% so với mức 6,3% vào tháng 7/2022. Đây cũng là mức dự báo cao thứ 2 trong khu vực ASEAN và chỉ sau Malaysia.

Dự báo của AMRO tương xứng với mức dự báo mới đây của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và Standard Chartered. Theo dự báo của hai tổ chức này, mức tăng trưởng của Việt Nam lần lượt là 7% và 7,5%. Điều này trái với tỷ lệ tăng trưởng chưa tới 3% của Việt Nam vào năm 2021 do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Về lạm phát, AMRO dự báo Việt Nam sẽ duy trì lạm phát ở mức dưới 4%.

Kinh tế Việt Nam được AMRO dự báo tăng trưởng 7%. (Ảnh: Bloomberg)

Trong khu vực ASEAN, Malaysia là nền kinh tế được nâng mức dự báo tăng trưởng nhiều nhất. AMRO dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Malaysia năm 2022 là cao nhất khu vực và sẽ đạt 7,3%.

Trong bối cảnh, những tác động tồi tệ nhất của dịch bệnh Covid-19 đã được xóa bỏ và phần lớn các lĩnh vực đã đi vào hoạt động như bình thường, báo cáo của AMRO cho thấy bức tranh tươi sáng đối với kinh tế của Việt Nam trong tương lai gần. 

Cũng theo dự báo của AMRO, ASEAN sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm nay, cao hơn so với dự báo vào tháng 7/2022. Các quốc gia khác trong khu vực ASEAN như Philippines, Indonesia, Singapore và Thái Lan được dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt là 6,9%, 5,2%, 3,1% và 3,2%.

Báo cáo của AMRO nhấn mạnh, “Tính tới giữa năm 2022, hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng hơn 25% so với mức trung bình năm 2019, thời điểm trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện”. 

Đây là tin tốt lành bởi các nhà sản xuất ở Việt Nam đã phải gồng mình chống chọi sau hai năm dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động. 

Tuy nhiên, AMRO cũng nhắc tới những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Covid-19. 

Trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành nghiêm trọng nhất, hàng nghìn công nhân đã phải rời khỏi các trung tâm sản xuất mà cụ thể là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, để trở về quê nhà. 

Tuy nhiên, việc thuyết phục người lao động trở lại nhà máy sau giai đoạn dịch bệnh cũng là một thách thức đáng kể. Song theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, tính tới tháng 9/2022, hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu cho thấy các nhà máy sản xuất cũng đang dần vượt qua được thách thức. 

Điều này còn được thể hiện ở số lượng người lao động được tuyển dụng. Cụ thể, trong quý III năm nay, tổng cộng 51,9 triệu lao động được tuyển dụng, so với con số 51,6 triệu người trong qúy II cùng năm. 

Nhưng dù Việt Nam đã cho mở cửa các đường biên giới, song ngành du lịch và dịch vụ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Tính tới tháng 10 năm nay, Việt Nam mới đón 1,87 triệu du khách nước ngoài, tương đương 37% trong mục tiêu đón 5 triệu khách nước ngoài trong cả năm. Trong khi đó, vào năm 2019, Việt Nam đón tiếp tới 18 triệu khách nước ngoài. Cũng trong năm 2019, doanh thu từ ngành du lịch chiếm 12% GDP của Việt Nam. 

Đáng mừng là lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang ghi nhận sự tăng trưởng. Ngành xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 19% vào năm 2019. Trong năm nay, dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam là 14,5%. 

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn duy trì dòng chảy ở mức trung bình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tỷ lệ 4,5% giai đoạn từ năm 2019 – 2021. Dự đoán FDI vào năm 2022 chiếm 4% GDP của Việt Nam. 

Với việc hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng cùng số lượng người lao động tuyển dụng tiếp tục được cải thiện, mức dự báo tăng trưởng 7% mà AMRO đưa ra cho thấy viễn cảnh đầy tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Bằng cách xử lý các thách thức một cách thận trọng, Việt Nam được cho sẽ hồi phục hoàn toàn sau giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành. 

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !