VNPT được công nhận Thương hiệu Quốc gia 2022 cho nhiều dịch vụ số

Tập đoàn VNPT vừa được trao biểu trưng Thương hiệu Quốc gia cho nhiều dịch vụ như dịch vụ di động VinaPhone; truyền hình tương tác MyTV; VNPT Money; phần mềm quản lý giáo dục vnEdu…

Chương trình Thương hiệu Quốc gia do Bộ Công Thương chủ trì, hướng tới mục đích xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Năm 2022, Chương trình Thương hiệu Quốc gia thu hút sự tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trên cả nước. Sau hơn 9 tháng phát động triển khai và trải qua nhiều vòng xét chọn, thẩm định, Chương trình đã chọn ra 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm được công nhận Thương hiệu Quốc gia năm 2022. 

VNPT Money là 1 trong những sản phẩm, dịch vụ của VNPT được công nhận Thương hiệu Quốc gia 2022.

Với VNPT, tập đoàn công nghệ này đã được trao biểu trưng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 8 năm 2022 với nhiều dịch vụ, tiêu biểu là dịch vụ di động VinaPhone, truyền hình tương tác MyTV, VNPT Money và Phần mềm quản lý giáo dục vnEdu, thiết bị đầu cuối mạng viễn thông thế hệ mới iGate, Bộ giải mã tín hiệu truyền hình, bộ tích hợp truyền thông đa phương tiện Smartbox… 

Với VinaPhone, đây là dịch vụ viễn thông hiện sở hữu hơn 30 triệu thuê bao tại Việt Nam. Được ra mắt vào tháng 9/2009 và là dịch vụ truyền hình tương tác IPTV đầu tiên tại Việt Nam, MyTV của VNPT cũng đã trở thành món ăn tinh thần hàng ngày của nhiều gia đình Việt. 

Bên cạnh các dịch vụ viễn thông, VNPT còn là nhà mạng đầu tiên được cấp phép thí điểm triển khai Mobile Money tại Việt Nam. Đây là hệ sinh thái tài chính số cung cấp đa dạng nguồn tiền thanh toán gồm Mobile Money, ví điện tử VNPT Pay và các loại thẻ ngân hàng nội địa/quốc tế, giúp người dân có thể linh hoạt hơn trong các nhu cầu hàng ngày của mình. 

Tính hết tháng 8/2022, VNPT có gần 1 triệu người dùng Mobile Money, trong đó 62% là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; Số điểm kinh doanh Mobile Money của VNPT hiện có khoảng hơn 2.800 điểm và hơn 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán Mobile Money trên cả nước.

Với lĩnh vực giáo dục, phần mềm quản lý VnEdu hiện đã “phủ” tới hơn 30.000 trường học, hơn 8 triệu học sinh và hơn 800.000 giáo viên đang sử dụng. Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch Covid-19, VnEdu với nền tảng ứng dụng dạy và học trực tuyến VNPT E-learning đã được cung cấp miễn phí cho các trường học và hàng triệu bài giảng được tạo ra. Nhờ đó, việc dạy học không bị gián đoạn, tiết kiệm nhiều chi phí ngân sách nhà nước, đảm bảo chương trình giáo dục diễn ra như bình thường.

Riêng với 2 sản phẩm là iGate và Smartbox, đây là các thiết bị đầu cuối mạng viễn thông thế hệ mới và bộ giải mã tín hiệu truyền hình, bộ tích hợp truyền thông đa phương tiện được phát triển bởi VNPT Technology. Việc 2 sản phẩm cùng được chứng nhận đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022 đánh dấu bước phát triển m của VNPT Technology – thành viên chủ lực của VNPT trong lĩnh vực Công nghệ; Công nghiệp Điện tử Viễn thông; CNTT; Truyền thông và Công nghiệp nội dung số.

Quỳnh Hương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Đang cập nhật dữ liệu !