Việt Nam và các nước Nhóm Cairns thúc đẩy cải cách quy tắc về thương mại nông nghiệp trong WTO

Bộ trưởng các nước xuất khẩu nông sản thuộc Nhóm Cairns, trong đó có Việt Nam, ngày 23/6 đã ra Tuyên bố chung nhất trí thúc đẩy cải cách quy tắc về thương mại nông nghiệp trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tuyên bố chung của các nước Nhóm Cairns được đưa ra sau cuộc họp không chính thức cấp Bộ trưởng trực tuyến ngày 23/6, với sự chủ trì của Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia Dan Tehan.

Tham dự cuộc gặp có đại diện 19 nước thành viên chính thức Nhóm Cairns và Ukraine với tư cách quan sát viên.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế tại Geneva Lê Thị Tuyết Mai đã tham dự cuộc họp.

Tham dự và phát biểu tại cuộc họp còn có Tổng giám đốc WTO bà Ngozi Okonjo-Iweala.

{keywords}
Cuộc họp không chính thức cấp Bộ trưởng các nước xuất khẩu nông sản thuộc Nhóm Cairns ngày 23/6/2021

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Nhóm Cairns nhấn mạnh Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12) cần phải mang lại một kết quả đầy tham vọng, cụ thể và công bằng trong thương mại nông nghiệp.

Việc cải cách các quy tắc thương mại nông nghiệp đã quá hạn từ lâu và cần phải tiến hành theo Điều 20 của Hiệp định Nông nghiệp, trong bối cảnh nông nghiệp vẫn là lĩnh vực được bảo vệ và bị bóp méo nhiều nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến nhu cầu nâng cao thu nhập và mức sống, cung cấp việc làm và bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, ứng phó biến đổi khí hậu và những thách thức phát triển bền vững.

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Nhóm Cairns cũng nhất trí cho rằng cần tiến hành các bước có ý nghĩa hướng tới cải cách thương mại nông nghiệp tại MC12 để cho thương mại nông nghiệp dễ dự đoán hơn, cởi mở, công bằng và theo định hướng thị trường. Đó cũng sẽ là một phần của ứng phó thiết yếu của hệ thống thương mại đa phương đối với các tác động toàn cầu của đại dịch Covid-19 và giúp thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu.

Các Bộ trưởng Nhóm Cairns nhấn mạnh, thương mại nông nghiệp có vai trò quan trọng nhằm bảo đảm đạt được Chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là SDG 1 “Xóa đói giảm nghèo dưới mọi hình thức” và SDG 2 “Không đói nghèo”.

Bảo đảm phát triển là trọng tâm của hệ thống thương mại đa phương và cải cách thương mại nông nghiệp phải tiếp tục hỗ trợ nhu cầu phát triển kinh tế của các Thành viên đang phát triển của WTO.

Tuyên bố chung cũng khẳng định, quá trình cải cách phải giảm đáng kể mức độ hỗ trợ trong nước đồng thời không dẫn đến việc duy trì nguyên trạng hoặc đảo ngược các cam kết của Vòng đàm phán Uruguay.

Các nước cần đưa ra Quyết định cấp Bộ trưởng tại MC12 về giải quyết vấn đề hỗ trợ trong nước gây bóp méo sản xuất và thương mại nông nghiệp, với nội dung đủ tham vọng và cụ thể để cho phép cải cách có ý nghĩa các quyền hỗ trợ trong nước làm bóp méo sản xuất và thương mại nông nghiệp.

Bên cạnh đó, cần tăng cường tuân thủ các nghĩa vụ minh bạch hiện có, đặc biệt là đối với hỗ trợ trong nước, theo đó Ban Thư ký WTO cần cập nhật và cải thiện công cụ phân tích về Hỗ trợ trong nước.

Ngoài ra, Tuyên bố chung còn tái khẳng định Nhóm Cairns sẽ tiếp tục hợp tác với các Thành viên WTO và các nhóm khác nhằm bảo đảm đạt kết quả có ý nghĩa và đầy tham vọng về lĩnh vực nông nghiệp tại MC12, phù hợp với nhiệm vụ cải cách tại Điều 20 của Hiệp định Nông nghiệp; đồng thời nêu rõ, MC12 sẽ là Hội nghị Bộ trưởng đầu tiên của WTO trong vòng 4 năm và là Hội nghị Bộ trưởng đầu tiên của WTO kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, vì vậy là cơ hội quan trọng phải nắm bắt để mang lại cải cách thương mại nông nghiệp có ý nghĩa.

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Nhóm Cairns tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 19 được tổ chức tại Bali, năm 2013.

Nhóm Cairns là liên minh 19 nước xuất khẩu nông sản, chiếm khoảng 25% xuất khẩu nông sản toàn cầu. Nhóm bao gồm các Thành viên chính thức là: Argentina, Australia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Peru, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Uruguay và Việt Nam.

Ngoài ra, Ukraine tham gia Nhóm với tư cách Quan sát viên từ năm 2019. Australia là Điều phối viên của Nhóm Cairns.

T.M (theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !