Việt Nam tham dự cuộc họp theo thể thức Arria giảm thiểu nạn đói và xung đột

Việt Nam tham dự cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc theo thể thức Arria nhằm giảm thiểu nạn đói và xung đột. 

Hôm 21/4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đã họp theo thể thức Arria về chủ đề nạn đói và xung đột dưới sự chủ trì của Ireland.

Tham dự cuộc họp có ông Máximo Torero Cullen, Trưởng bộ phận kinh tế của Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO); bà Margot Van Der Velden, Giám đốc phụ trách xử lý khủng hoảng của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP); ông Michael Fakhri, báo cáo viên đặc biệt LHQ về quyền lương thực cùng đại diện hơn 40 nước thành viên LHQ.

Cuộc họp theo thế thức Arria là một hình thức họp không chính thức của Hội đồng Bảo an nhằm thảo luận về các vấn đề quan trọng, mới nổi, có sự tham gia của các nước thành viên Hội đồng Bảo an, cũng như các thành viên LHQ ngoài Hội đồng Bảo an, các tổ chức quốc tế/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan.

Tại cuộc họp, các báo cáo viên đã bày tỏ quan ngại về việc số người bị ảnh hưởng bởi xung đột và mất an ninh lương thực gia tăng mạnh trong những năm gần đây. 

Dữ liệu trong báo cáo của Mạng lưới toàn cầu chống khủng hoảng lương thực (GNAFC) cho thấy tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng gia tăng trong năm 2021. Đây là năm thứ 5 tình trạng này diễn ra và xung đột vẫn là nguyên nhân chính. Số người bị đói do xung đột cũng tăng nhanh chóng từ con số 99 triệu người vào năm 2020 lên thành 139 triệu người vào năm 2021.

Theo các chuyên gia, hậu quả của xung đột tại Ukraine đang có tác động nghiêm trọng đối với hệ thống lương thực thế giới mà đặc biệt là đối với các quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng bởi xung đột như Afghanistan, Syria, Yemen, Ethiopia, Somalia, Nam Sudan...

Trước đó, vào ngày 26/1, trong báo cáo mang tựa đề “Những điểm nóng của nạn đói”, FAO và WFP dự báo từ tháng Hai đến tháng Năm,  Ethiopia, Nigeria, Nam Sudan và Yemen là những khu vực “nóng nhất” chịu nạn đói. Báo cáo nhấn mạnh tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng cũng đang ảnh hưởng lớn tới 20 quốc gia khác và các thành phố tại Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti, Honduras, Sudan, Syria, vùng Sahel mà cụ thể là Trung Sahel. Phần lớn những điểm nóng chịu nạn đói, xung đột và bạo lực là nguyên nhân chính làm trầm trọng thêm vấn đề mất an ninh lương thực.

Tác động của cuộc chiến ở Ukraine không chỉ ảnh hưởng tới hệ thống phân phối thực phẩm của quốc gia này, mà còn tác động tới cả khu vực và quốc tế, đồng thời làm tăng nguy cơ mất an ninh lương thực trên toàn cầu. Bởi Nga và Ukraine nằm trong danh sách những quốc gia sản xuất những mặt hàng nông nghiệp quan trọng nhất cho thế giới.

Do đó, nhiều nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường cam kết tài trợ cho các chương trình lương thực, cứu trợ nhân đạo; kêu gọi các bên trong xung đột tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức nhân đạo tiếp cận người dân nhanh chóng, không bị cản trở; khẳng định phát triển bền vững, chấm dứt và giải quyết xung đột là giải pháp lâu dài, toàn diện để chấm dứt nạn đói trong xung đột.

Một số ý kiến kêu gọi Hội đồng Bảo an sớm thiết lập cơ chế Đặc phái viên của Tổng thư ký về nạn đói và xung đột cũng như đề nghị Tổng thư ký báo cáo định kỳ về chủ đề này.

{keywords}
ại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, ghi nhận hệ thống lương thực thế giới đang ngày càng bị thách thức bởi xung đột, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và thiên tai. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực của các quốc gia và các bối cảnh xung đột ở châu Phi, châu Âu và châu Á.

Ngoài việc kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực để giải quyết nạn đói do xung đột, Đại sứ hoan nghênh những nỗ lực gần đây của LHQ, FAO, WFP, các đối tác nhân đạo hỗ trợ người dân tại nhiều địa bàn; khuyến khích LHQ và các đối tác thúc đẩy các biện pháp xử lý vấn đề gia tăng giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu hiện nay, xử lý các thách thức trong từng tình huống cụ thể, đồng thời tăng cường thông tin, cập nhật về các khu vực nảy sinh hoặc có diễn biến phức tạp về mất an ninh lương thực.

Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh trách nhiệm của các bên xung đột trong việc bảo đảm tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, không sử dụng việc bỏ đói làm công cụ phục vụ mục đích quân sự, như đã nêu tại Nghị quyết 2417 và Nghị quyết 2573 mà Việt Nam đã thúc đẩy với sự đồng bảo trợ của tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng cần thúc đẩy hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong việc thúc đẩy giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột, qua đó giảm thiểu nguy cơ của nạn đói do xung đột.

Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam coi an ninh lương thực là gốc của an ninh, ổn định, phát triển và sẽ tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các thách thức về an ninh lương thực.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !