Việt Nam kêu gọi bảo đảm an ninh lương thực để bảo vệ hòa bình và phát triển

Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc kêu gọi bảo đảm an ninh lương thực để bảo vệ nền hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.

Hôm 19/5, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thảo luận mở về chủ đề “xung đột và an ninh lương thực” dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Mỹ hiện giữ chức Chủ tịch HĐBA tháng 5/2022.

Tham gia phiên họp có Tổng Thư ký LHQ António Guterres, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) Qu Dongyu, Tổng Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley, cùng đại diện hơn 80 nước thành viên LHQ.

{keywords}
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. 

Tổng Thư ký LHQ Guterres nhấn mạnh hiện nay với hơn 811 triệu người đang thiếu lương thực thì có tới 60% sinh sống ở các nước xảy ra xung đột. Trong năm 2021, phần lớn 140 triệu hứng chịu nạn đói trầm trọng nhất trên thế giới sống ở 10 nước là Afghanistan, Syria, Yemen, Ethiopia, Haiti, Sudan, Nam Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Ukraine.

Trong tháng Tư, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và các đối tác đã phân phối thực phẩm và tiền mặt cho hơn 3 triệu người dân Ukraine.

Trong bối cảnh đó, Tổng Thư ký kêu gọi cộng đồng quốc tế bao gồm các nước thành viên Hội đồng Bảo an tăng cường các cam kết tài trợ cho các chương trình lương thực, cứu trợ nhân đạo, thúc đẩy chấm dứt xung đột và việc tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, cũng như tăng cường các nỗ lực phát triển bền vững và giải quyết các thách thức đan xen về lương thực, năng lượng và tài chính trong bối cảnh hiện nay.

Cũng theo Tổng Thư ký LHQ, chính xung đột tạo ra nạn đói bên cạnh tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và bất ổn an ninh do đại dịch Covid-19 gây ra.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc WFP David Beasley nhấn mạnh số lượng người dân bị đói đã tăng từ 80 triệu lên thành 135 triệu trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. Sau khi dịch bệnh hoành hành, số người rơi vào cảnh thiếu lương thực đã tăng lên thành 276 triệu. Và khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, con số này tiếp tục tăng lên thành 323 triệu.

Khi một quốc gia như Ukraine, nơi cung cấp thực phẩm cho khoảng 400 triệu người, không còn tham gia vào thị trường thực phẩm vì chiến sự, giá cả các mặt hàng thiết yếu nhanh chóng bị đẩy cao. Đây cũng là nguồn cơn dẫn tới sự bất ổn chính trị và an ninh ở nhiều nước, mà điển hình vụ việc giá cả vượt ngoài tầm kiểm soát vào năm 2007 và 2008 khiến bạo loạn và biểu tình đã xuất hiện tại hơn 40 nước. Còn hiện tại, các cuộc biểu tình cũng đã diễn ra ở Sri Lanka, Indonesia, Pakistan và Peru.

Tổng Giám đốc FAO Qu Dongyu nhận định càng bất ổn an ninh lương thực, an ninh sức khỏe càng bấp bênh, thu nhâp giảm sút và sự bất bình đẳng càng gia tăng. Theo ông Qu, nông nghiệp chính là một trong những chìa khóa để kéo dài nền hòa bình và an ninh.

Giữa lúc thế giới bắt đầu khôi phục sau dịch bệnh Covid-19, cuộc chiến ở Ukraine bùng phát đã phá vỡ chuỗi xuất khẩu, hậu cần, đồng thời tác động cực xấu tới tình hình an ninh lương thực toàn cầu.

Cụ thể, Ukraine và Nga chiếm 30% tổng sản lượng xuất khẩu ngũ cốc và 67% nguồn cung dầu hướng dương trên toàn thế giới. Trong kịch bản xấu nhất, vào năm 2023, có thể sẽ có thêm 18,8 triệu người rơi vào cảnh suy dinh dưỡng nghiêm trọng do thiếu ăn.

Các nước tham gia phiên họp đã chia sẻ quan ngại về tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên toàn cầu mà trong đó xung đột, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm nạn đói; khẳng định cộng đồng quốc tế cần khẩn trương tăng cường phối hợp xử lý tình trạng thiếu hụt lương thực và các thách thức liên quan.

Nhiều nước cho rằng thúc đẩy phát triển bền vững, chấm dứt và giải quyết xung đột là giải pháp lâu dài, toàn diện để chấm dứt tình trạng mất an ninh lương thực, đồng thời kêu gọi thúc đẩy thương mại toàn cầu cũng như bảo đảm các chuỗi cung ứng, sản xuất, phân phối lương thực.

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh Việt Nam coi việc bảo đảm an ninh lương thực chính là nền tảng của hòa bình, ổn định và phát triển.

Đại sứ cho biết Việt Nam chia sẻ quan ngại chung của cộng đồng quốc tế về việc hệ thống lương thực thế giới đang ngày càng bị thách thức bởi đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai và xung đột, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển và các nước có xung đột.

Đại sứ cho rằng bên cạnh các nỗ lực nhân đạo, cần phải có những biện pháp bền vững nhằm tăng cường năng lực của các nước đang phát triển và bị ảnh hưởng bởi xung đột trong bảo đảm cung cấp lương thực và cải thiện mức sống của người dân, cũng như thúc đẩy giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột.

Đại sứ đánh giá cao những nỗ lực của LHQ, FAO, WFP và các nhà tài trợ quốc tế trong ứng phó với nạn đói, mong muốn LHQ và các đối tác kịp thời chia sẻ thông tin về tình trạng mất an ninh lương thực do xung đột gây ra hoặc làm trầm trọng thêm, qua đó có thể có phản ứng kịp thời.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh trách nhiệm của các bên xung đột trong việc bảo đảm tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, không sử dụng việc bỏ đói làm công cụ phục vụ mục đích quân sự đã được nhấn mạnh tại các Nghị quyết 2417 và 2573 của Hội đồng Bảo an.

Đại sứ cho biết thêm Việt Nam mong muốn trở thành một “trung tâm sáng tạo về lương thực” của khu vực và sẽ tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực chung trong việc giải quyết các thách thức về an ninh lương thực toàn cầu.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !