Việt Nam chủ trì cuộc họp của Nhóm bạn bè của UNCLOS

Ngày 21/7 (theo giờ New York), Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp huốc (LHQ) chủ trì tổ chức cuộc họp trực tuyến Nhóm bạn bè của Công ước LHQ năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS).

Chủ đề cuộc họp lần này là “Tầm quan trọng của UNCLOS trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 của LHQ về bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương (SDG 14)”.

Các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của hơn 120 nước thành viên LHQ đã tham dự cuộc họp. Giáo sư luật quốc tế người Anh Malcolm Evans được mời trình bày tại cuộc họp.

Theo Giáo sư Evans, UNCLOS, “Hiến chương của đại dương”, là khuôn khổ điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, bảo đảm cân bằng giữa nhu cầu khai thác nguồn lợi từ biển và quyền tự do trên biển, quản trị biển phục vụ lợi ích chung.

{keywords}
Giáo sư Luật Quốc tế người Anh Malcolm Evan phát biểu trong cuộc họp của Nhóm bạn bè của UNCLOS ngày 21/7. (nguồn: VOV)

Cơ chế giải quyết tranh chấp thành lập theo UNCLOS giúp giải quyết hòa bình tranh chấp giữa các nước, thúc đẩy hiểu biết về UNCLOS.

Do UNCLOS phản ánh phần lớn quy tắc của luật tập quán quốc tế có tính ràng buộc với tất cả các nước, nên nội dung giải thích, áp dụng UNCLOS do các toà án và tòa trọng tài nêu ra sẽ có ý nghĩa quan trọng với cả quốc gia thành viên và không phải thành viên UNCLOS.

Bên cạnh đó, UNCLOS có thể được thường xuyên cập nhật, đáp ứng thách thức hiện tại và trong tương lai trong lĩnh vực biển và đại dương như an toàn, an ninh biển, ô nhiễm môi trường biển, khai thác tài nguyên dưới đáy biển và đa dạng sinh học.

Liên quan đến thực hiện SDG 14, Giáo sư Evans cho rằng, các mục tiêu SDG14 chủ yếu tập trung vào vấn đề “sự sống dưới nước”, lợi ích cho các nước đang phát triển và kém phát triển từ hoạt động đánh bắt cá.

Tuy nhiên, các mục tiêu SDG14 nên được mở rộng, đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững mới nảy sinh như khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển, ứng phó với thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Các ý kiến phát biểu đánh giá cao chủ đề thảo luận phù hợp với quan tâm của LHQ về thúc đẩy thực hiện đầy đủ UNCLOS trong quá trình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương.

Các nước khẳng định vai trò trung tâm của UNCLOS, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp, đánh giá cao vai trò của cơ chế giải quyết tranh chấp thành lập theo UNCLOS trong thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển dựa trên luật lệ, góp phần vào thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Một số ý kiến bày tỏ mong muốn sớm khôi phục tiến trình đàm phán văn kiện về đa dạng sinh học ngoài vùng quyền tài phán, quan tâm đến việc sử dụng công nghệ, khoa học trong nghiên cứu, khai thác và bảo tồn biển và đại dương.

Các nước cũng chia sẻ thách thức gặp phải như ô nhiễm môi trường biển, các hành vi sử dụng biển và đại dương thiếu bền vững, thách thức từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tác động của các tranh chấp trên biển đối với phát triển bền vững.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cảm ơn các nước đã ủng hộ và tham dự cuộc họp của Nhóm bạn bè.

Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết, Nhóm bạn bè sẽ duy trì hoạt động thường xuyên, qua đó giúp tăng cường hiểu biết về UNCLOS, chia sẻ thực tiễn tốt, đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

T.M

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !