Việt Nam, Bỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình ở Biển Đông

Chiều ngày 22/11, tại Nhà khách Chính phủ Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc tham vấn chính trị với Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao và châu Âu Bỉ Dirk Achten trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam.

Tại buổi tham vấn chính trị, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn đánh giá cao thành công của Chính phủ Bỉ trong việc khắc phục tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, đưa kinh tế Bỉ lấy lại đà tăng trưởng. Tổng Thư ký Bỉ Dirk Achten đánh giá cao những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm qua, chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công năm APEC 2017. 

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao và châu Âu Bỉ Dirk Achten. (Ảnh: TG&VN)

Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Bỉ tiếp tục đà phát triển tích cực, đa dạng và thực chất với nhiều khuôn khổ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, ở cả cấp liên bang và cấp vùng, cộng đồng, thể hiện qua nhiều chuyến thăm cấp cao, gần đây nhất là chuyến thăm Bỉ của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (tháng 9/2017) và chuyến thăm Việt Nam của Quốc Vụ khanh Ngoại thương Pieter de Crem (10/2017). Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Liên minh châu Âu (ASEAN-EU) và Tổ chức Pháp ngữ (Francophonie).

Hai bên đánh giá cao vai trò của Hội nghị cấp cao Á-Âu, coi đây là một kênh đối thoại, chương trình hợp tác và trao đổi quan trọng giữa hai châu lục, khẳng định tầm quan trọng của hợp tác Việt Nam – Bỉ qua cơ chế này.

Bỉ khẳng định ủng hộ việc ký kết và hoàn tất phê chuẩn Hiệp định EVFTA trong năm 2018, nhất trí cho rằng việc sớm triển khai Hiệp định EVFTA sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho EU và các nước thành viên thông qua việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường, tạo cầu nối gắn kết ngày càng chặt chẽ hơn với khu vực Đông Nam Á và châu Á – TBD, là khu vực phát triển năng động và đi đầu về liên kết kinh tế.

Về kinh tế, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác thương mại, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước tiếp xúc, kết nối trong các lĩnh vực ưu tiên như vận tải biển, dịch vụ hậu cần, công nghệ xanh, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, y tế. Hai bên thống nhất duy trì cơ chế họp Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế để định hướng quan hệ kinh tế, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác giữa hai nước cũng như hợp tác vùng, cộng đồng.

Hai bên cho rằng hợp tác văn hóa – giáo dục là điểm sáng trong quan hệ hai nước; khẳng định tạo điều kiện để các trường đại học, viện nghiên cứu hai nước tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, hướng tới mục tiêu lâu dài đào tạo đội ngũ chất lượng cao.

Trao đổi về các vấn đề hợp tác và an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Hai bên cũng nhất trí cùng phối hợp các sự kiện văn hóa và kinh tế để kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2018) tại mỗi nước.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam lần này, Thứ trưởng Dirk Achten đã đồng chủ trì kỳ họp thứ 4 Ủy ban Hỗn Hợp Việt Nam – Bỉ về hợp tác kinh tế, thăm Trung tâm Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, thăm Học viện Ngoại giao và phát biểu trước sinh viên, và dự Hội thảo về 40 năm hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong năm 2014, nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Vương quốc Bỉ, từ ngày 3-4/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã sang thăm và tiến hành Tham vấn chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao với Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao Bỉ Dirk Achten. Trong chuyến thăm này, phía Bỉ cũng đã chia sẻ quan điểm và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !