Vì sao thuốc lá lại gây nghiện?
BS. Nguyễn Hồng Đức - nguyên trưởng khoa phòng khám bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết nghiện thuốc lá là do trong khói thuốc lá có chứa nicotine.
Hội chứng nghiện thuốc lá
Bác sĩ Đức chia sẻ Nicotine là một chất khí không mùi, không màu, không vị, nên giác quan không nhận ra sự có mặt của nó. Mỗi lần người hút kéo một hơi thuốc lá, nicotine vào phổi rồi lên não rất nhanh sau 7 giây. Nicotine khi vào máu lên não từng đợt như vậy sẽ dần dần hình thành trong não của người hút một trung tâm lệ thuộc nicotine, nằm trong vòng khen thưởng của não như các chức năng sinh tồn khác như ăn uống, hoạt động tình dục.
Ở trung tâm lệ thuộc nicotine trong não có các nơi tiếp nhận chất nicotine gọi là các thụ thể nicotine. Các thụ thể này nguyên thủy là các thụ thể của các chất dẫn truyền luồng thần kinh. Nicotine khi bám vào các thụ thể này sẽ tạo ra sự bài tiết chất dopamine, dẫn đến sự phóng thích các chất endorphine gống như ma túy.
Các thụ thể nicotine có 2 đặc điểm, sau khi bị kích thích sẽ bị trơ đi một thời gian, vì thế người hút chỉ thấy "đã" ở những điếu thuốc đầu ngày thôi.
Số các thụ thể tăng ngày càng nhiều. Hiện tượng này là rất nghịch thường. Vì vậy người nghiện sẽ có nhu cầu hút thuốc ngày càng nhiều.
Vì sao thuốc lá lại gây nghiện? |
Khi không có nicotine, các thụ thể nằm phơi ra đó sẽ tiếp nhận vô số các chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên khác có trong cơ thể, nên khi đó người nghiện cảm thấy bứt rứt, lo lắng, khó chịu, trì trệ... Chuyên môn gọi đó là những triệu chứng do cai thuốc. Người nghiện sẽ đi tìm thuốc lá để hút nhằm thoát khỏi những khó chịu kia đi.
BS Đức cho biết biết một người nào đó ghiền thuốc lá thiệt không, ghiền tới mức nào, trong y khoa người ta dùng một trắc nghiệm có tên là trắc nghiệm Fagerstrom. Các bạn có thể vô internet gõ "test de Fagerstrom" hoặc "Fagerstrom test" là có bảng câu hỏi này và trả lời theo tình trạng của mình. Nếu từ 7 điểm trở lên là ghiền nặng. Trong 6 câu hỏi đó, quan trọng nhất là 2 câu: thức dậy bao lâu thì phải hút điếu đầu tiên, và mỗi ngày hút bao nhiêu điếu? Càng hút sớm ngay sau khi thức dậy, và càng hút nhiều điếu trong ngày là mức ghiền càng cao.
Khi đi khám bệnh để tư vấn cai thuốc lá, người hút còn được đo nồng độ khí CO trong hơi thở ra. Nồng độ CO càng cao, chứng tỏ người hút càng nhiều.
Làm sao bỏ thuốc lá
Theo kinh nghiệm bác sĩ Đức đã thu thập được nhiều năm nay khi đã quyết định cai thuốc là ta cai ngay, triệt để. Đừng làm từ từ. Đừng nghĩ sẽ cai kiểu nay hút 1 gói thì mai giảm dần xuống 19, 18, 17, 16, ... điếu.
Để hiệu quả hơn, các bạn có thể dùng biện pháp hỗ trợ gọi là thay thế nicotine. Thay vì đưa nicotine vào người bằng thuốc lá, ta sẽ dùng nicotine trong các miếng dán trên da để nicotine thấm từ từ đều đều vào máu, trong máu lúc nào cũng có một lượng nicotine vừa đủ để không bị khó chịu vì thiếu nicotine. Sau một thời gian khoảng 9-12 tuần, trung tâm lệ thuộc nicotine trong não sẽ bị tiêu hủy dần đi.
Nhiều người muốn bỏ thuốc lá, có quyết tâm bỏ, nhưng vẫn có những lúc bị quyến rũ, thèm quá. BS Đức cho biết khi đó có thể chuẩn bị sắn viên nicotine loại nhai (2 mg hoặc 4 mg), viên này như kẹo cao su, để cấp cứu khi ghiền quá chịu không nổi. Khi đó bỏ viên kẹo vô miệng nhai vài cái, khi thấy có vị khác trong miệng là nicotine đã ra khỏi viên kẹo. Cứ để nó tự nhiên thấm vào máu. Sau đó đưa viên kẹo vô bên má chờ chút xíu rồi lại nhai tiếp mấy cái, đưa qua má bên kia. Nicotine thấm vào máu, chừng 2-3 phút sau tới não sẽ làm hết cơn ghiền. Sau 4-5 tuần lễ, có thể dùng miếng dán với hàm lượng thấp dần và cứ như thế khoảng 12 tuần sau sẽ cai thành công.
Khi cai thuốc lá, bác sĩ Đức lưu ý không nên thay thế thuốc lá điện tử bằng thuốc lá truyền thông với các điếu thuốc điện tử, nicotine được đẩy vào phổi bằng một hóa chất khác, kèm theo còn có những hương vị mà nhà bào chế cho vào tùy trường hợp.
Vì sao thuốc lá là mầm mống của bệnh tật
Theo số liệu của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng có khoảng 1/3 dân số toàn cầu, tức là khoảng 1.1 tỉ người hút thuốc lá, trong đó có 200 triệu người là phụ nữ.
Khánh Chi