Vì sao thuốc lá là mầm mống của bệnh tật
Theo số liệu của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng có khoảng 1/3 dân số toàn cầu, tức là khoảng 1.1 tỉ người hút thuốc lá, trong đó có 200 triệu người là phụ nữ.
Tính riêng theo giới tính, có 47% nam giới và 12% nữ giới trên toàn thế giới hút thuốc lá. Tỉ lệ này có thay đổi ít nhiều theo từng nước: Ở các nước đang phát triển, 40 đến 70% nam giới hút thuốc lá trong khi chỉ có 2 đến 10% nữ hút thuốc; còn ở các nước phát triển, nam giới hút thuốc lá 30 đến 40%.
Nếu làm một bài toán thống kê đơn giản, với 8 triệu người tử vong do hút thuốc lá và mắc phải cái vấn đề liên quan đến chất độc hại trong thuốc lá, xấp xỉ 21.000 người chết mỗi ngày, tương đương việc 73 chiếc máy bay Boeing 777 gặp tai nạn mỗi ngày, và trung bình 4 giây có 1 người chết do thuốc lá.
Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen...
4 giây có 1 người chết: Vì sao thuốc lá là mầm mống của bệnh tật |
Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine hai lần nhiều hơn; chứa chất gây ung thư ba lần nhiều hơn, chứa khí CO năm lần nhiều hơn và khí amnonia năm mươi lần nhiều hơn. Hai phần ba số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy (luồng khói phụ) sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút và gây ra bệnh cho người xung quanh (còn gọi là hút thuốc lá thụ động).
1,3-Butadiene là một hóa chất được dùng để sản xuất cao su. Nó được xem là một hóa chất gây ung thư và có thể gây ra một số bệnh ung thư máu;
Arsenic được dùng để bảo quản gỗ. Một số hợp chất arsenic có liên quan đến ung thư phổi, da, gan và bàng quang;
Benzene được dùng để sản xuất các hóa chất khác. Nó có thể gây ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu ở người;
Cadmium là kim loại được dùng để sản xuất pin. Cadmium và hợp chất cadmium có thể gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư thận và tuyến tiền liệt;
Chromium VI được dùng để chế tạo kim loại hợp kim, sơn và thuốc nhuộm. Các hợp chất Chromium VI gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư mũi và xoang mũi;
Formaldehyde được dùng để sản xuất các hóa chất khác và nhựa. Nó còn được dùng như một chất bảo quản. Formaldehyde gây bệnh bạch cầu và ung thư ở các mô hô hấp;
Polonium-210 là một nguyên tố phóng xạ đã được chứng minh là gây ung thư ở động vật;
Tar được tạo ra từ một số hóa chất có trong khói thuốc lá. Nó để lại dư lượng màu nâu, dính trên phổi, răng và móng tay.
Ngoài ra, Nicotine và Carbon Monoxide chính là “cặp bài trùng” nguy hiểm nhất:
Nicotine: Chứa 1-3 mg Nicotine trong 1 điếu thuốc, đây chính là chất gây nghiện, do cơ thể chịu tác dụng kích thích ban đầu của hóa chất. Nó có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu đến tim và thu hẹp động mạch (mạch máu dẫn máu từ tim). Nicotine cũng có thể góp phần làm xơ cứng thành động mạch, từ đó, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Hóa chất này có thể tồn tại trong cơ thể từ sáu đến tám giờ tùy thuộc vào tần suất hút thuốc lá. Thế nhưng, Nicotine có thể giúp tăng hung phấn, nâng sự tỉnh táo, tăng cường trí nhớ, gia tăng sự minh mẫn và khéo léo, giảm buồn chán. Vì thế, người ta thường tìm đến thuốc lá mỗi khi căng thẳng hoặc có tâm sự. Ngoài ra, tương tự như các chất gây nghiện khác, Nicotine có một số tác dụng phụ khi cai thuốc. Một số thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện gần đây cung cấp nhiều nicotine hơn thuốc lá truyền thống.
Carbon Monoxide: Đây là loại khí không mùi, không mầu, có tác dụng xấu là chiếm chỗ của khí oxy khi kết hợp với hồng huyết cầu trong máu làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng khí. Chỉ với lượng rất nhỏ nhưng liên tục tác dụng trong thời gian lâu, khí này cũng đưa tới bệnh tim mạch.
Khánh Chi