Tuổi trẻ ngành Thông tin và truyền thông: Tiên phong trong công  cuộc chuyển đổi số

Vượt ra khỏi các hoạt động sinh hoạt Đoàn truyền thống, tiên phong, chủ động, sáng tạo trong công cuộc chuyển đổi số chính là những những hoạt động sôi nổi của các thế hệ Đoàn viên thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông trong những nhiệm kỳ gần đây.

Về bản chất chuyển đổi số, ngoài nền tảng công nghệ thì con người chính là hạt nhân, trung tâm của chuyển đổi số. Ảnh: Nam Phương

Sức trẻ thì mưa rào – phong trào phải bùng nổ

Mới đây, Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Thông tin và Truyền thông lần thứ V, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã long trọng được tổ chức, vai trò tiên phong và sứ mệnh của thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông một lần nữa được khẳng định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, công cuộc chuyển đổi số nói riêng.

Theo Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn, hơn 12.000 Đoàn viên thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông chính là một lực lượng xung kích trong công cuộc chuyển đổi số. Chính vì vậy, hoạt động của Đoàn thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông không nên mang tính thời vụ, “đánh trống bỏ dùi”, nhất là vào dịp 26/3, 27/7 và cuối năm. Chương trình hoạt động Đoàn cần sự gắn kết, xuyên suốt và phải bền bỉ thường xuyên liên tục. “Tránh để tình trạng sức trẻ thì mưa rào nhưng phong trào thì… nhỏ giọt” mà phải thực sự bùng nổ, thiết thực.

Là người rất quan tâm tới phong trào thanh niên và cũng là người rất tin tưởng vào thế hệ trẻ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chính là người luôn quan tâm tới hoạt động Đoàn và có những chỉ đạo sát sao. Theo Bộ trưởng, thanh niên chính là lực lượng xung kích, nhiệt huyết có khả năng sáng tạo, nắm bắt công nghệ nhanh, tức là có lợi thế trong việc thích nghi với môi trường số. Do đó, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã xác định trọng tâm chuyển đổi số của năm 2022 là đưa người dân, doanh nghiệp lên các nền tảng số Việt Nam và Đoàn viên, thanh niên chính là những người xúc tiến quá trình ấy. 

Về bản chất chuyển đổi số, ngoài nền tảng công nghệ thì con người chính là hạt nhân, trung tâm của chuyển đổi số. Rào cản lớn nhất đối với việc đưa người dân lên các nền tảng số là người dân thiếu kỹ năng số. Hơn 6 triệu thanh niên Việt Nam phải nắm vai trò hạt nhân của mình, phải lan tỏa kỹ năng số đến với từng gia đình thì việc phổ cập kỹ năng số cho người dân và công cuộc chuyển đổi số sẽ đi nhanh hơn. Đặc biệt với người dân ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo… chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ thì lực lượng thanh niên xung kích tại địa phương chính là những ngòi nổ của các phong trào chuyển đổi số.

Với riêng Đoàn viên thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý cần đi đầu trong các bộ ngành, trong đó trước hết cần phải là đơn vị tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số, gắn chặt với các nội dung Chương trình ký kết hợp tác giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2022 – 2026.

Tiên phong, thiết thực, hiệu quả

Chia sẻ về vai trò tiên phong của tuổi trẻ, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Anh Cương chia sẻ: “Ngay từ khi Bộ Thông tin và Truyền thông đảm nhận sứ mệnh dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số, Đoàn thanh niên Bộ đã bám sát 8 nhiệm vụ trọng tâm Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký với Trung ương Đoàn thanh niên (hồi tháng 3/2022) và triển khai hiệu quả các phong trào Đoàn gắn với công cuộc triển đổi số đến từng đơn vị chức năng”.

Trước tiên là sáng kiến Tổ công nghệ số cộng đồng - nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022. Các tổ công nghệ số cộng đồng chính là cánh tay nối dài của chính quyền, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của quốc gia, của tỉnh, của huyện/xã, và Đoàn Thanh niên Bộ là chủ lực trong triển khai mô hình này. 

Phát động trong thời gian ngắn, Lạng Sơn đã thành lập 1.700 Tổ công nghệ số cộng đồng với 6.000 thành viên ở tất cả 11 huyện và 200 xã. Quảng Nam, Yên Bái, Hải Dương cũng đang tăng tốc triển khai, trong đó nòng cốt là lực lượng thanh niên và Đoàn viên ngành Thông tin và Truyền thông tại địa phương.

Kế đến là phong trào hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đoàn viên nói chung, Đoàn viên của Bộ nói riêng là những người làm gương, sử dụng trước và hướng dẫn người trong gia đình và người dân trong cộng đồng cùng thực hiện; tham gia tích cực đồng hành cùng chính quyền để hỗ trợ người dân.

Đáng chú ý là phong trào hướng dẫn người dân đưa nông sản lên Sàn Thương mại điện tử Việt Nam, đưa các sản phẩm của địa phương – nhất là sản phẩm OCOP lên mạng. Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất Trung ương Đoàn thanh niên phân công Đoàn thanh niên các sàn Vỏ sò, PostMart tập huấn cho Đoàn thanh niên cơ sở, để từ đó chủ động hướng dẫn người dân các kỹ năng sử dụng nền tảng này. Đoàn thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ giữ vai trò cầu nối, liên kết và thậm chí “cầm tay chỉ việc” các đoàn cơ sở khi được yêu cầu hỗ trợ.

Phong trào hướng dẫn người dân sử dụng các phương tiện thanh toán số cũng được Đoàn thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai sôi nổi. Trong đó, tập trung chú trọng tới loại hình Mobile Money với nhiều tiện ích cho người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa. Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến có thể đạt được hơn 180.000 điểm giao dịch phổ cập tới 100% xã phường trên cả nước - chìa khóa để thúc đẩy phổ cập nền tảng thanh toán số tới toàn dân.

Thời gian gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan triển khai, điều phối triển khai Chương trình thúc đẩy sử dụng các nền tảng số xuất sắc. Trong đó, các nền tảng số phục vụ nhu cầu học tập được ưu tiên hàng đầu và Đoàn thanh niên Bộ có vai trò lan tỏa các nền tảng này đến với từng nhà. Bên cạnh đó là các phong trào tuyên truyền, phổ biến cho các Đoàn viên biết và sử dụng các nền tảng số, phục vụ tốt hơn cho việc học tập tại trường cũng như tự học tại nhà; đào tạo chuyển đổi số xuống cấp xã khi Đoàn thanh niên Bộ là lực lượng xung kích xuống địa bàn hỗ trợ người dân theo phương thức học – hiểu – áp dụng.

Mặt khác, Đoàn Thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đi đầu thực hiện và hướng dẫn người dân về an toàn thông tin; ứng xử với thông tin xấu độc trên mạng xã hội và là những chiến sĩ thông tin. Dễ thấy, trong thời gian qua các chi bộ, Đoàn cơ sở đã chủ động xây dựng, điều hành các trang thông tin điện tử, kênh YouTube, fanpage, group Facebook theo các đối tượng thanh thiếu niên; phát động cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên các trang cá nhân, fanpage của các cấp bộ Đoàn - Hội trên mạng xã hội”.

“Từ các hoạt động thiết thực, hiệu quả, có chiều sâu như vậy, Đoàn Thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông đã thể hiện được vai trò đầu tàu xung kích, tiên phong trong chuyển đổi số nói chung; góp phần hình thành một lớp công dân mạng nói riêng gắn với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, thời kỳ bùng nổ công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Bí thư Nguyễn Anh Cương chia sẻ.       

Phát biểu tại lễ ký kết phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hồi tháng 3/2022, đánh giá cao vai trò xung kích của thanh niên qua các thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi thanh niên Việt Nam hãy cầm ngọn cờ chuyển đổi số, đưa Việt Nam thành quốc gia số thịnh vượng.

Nam Phương

Hà Nội có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”

Nhiều hoạt động được TP Hà Nội triển khai nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972 – 18/12/2022)

Việt Nam - Hàn Quốc chính thức nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Seoul, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận nâng cấp quan hệ song phương lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam – Hàn Quốc đang hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022 nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam – Campuchia tiến tới mục tiêu thương mại song phương đạt 10 tỉ USD

Hai Thủ tướng Việt Nam – Campuchia nhấn mạnh hai nước sẽ tiến tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỉ USD vào cuối năm nay.

Thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam đã ký tuyên bố chung lần đầu tiên thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV vào ngày 20/11.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp các lãnh đạo cấp cao Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao Campuchia và thảo luận về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Áo

Hội thảo kỷ niệm Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ giữa Áo và Việt Nam được tổ chức tại Áo với sự tham gia của Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trung Kiên.

Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Bằng hoài bão cứu nước cứu dân mãnh liệt, bản lĩnh và sự mẫn cảm chính trị ở tuổi 21 của một tầm nhìn xa, cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước.

Timor-Leste sắp trở thành thành viên thứ 11 của ASEAN

Trong tuyên bố chung ngày 11/11/2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Timor-Leste vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.

Đang cập nhật dữ liệu !