Từ học sinh giỏi cấp quốc gia, nữ sinh Nam Định bị tâm thần vì xem Youtube cả ngày

Năm lớp 12, Trang xa lánh không chỉ thầy cô, bạn bè mà cả bố mẹ. Em nhốt mình trong phòng ngoài giờ đi học.

Niềm tự hào của gia đình đến "con nghiện Youtube"

Nữ sinh Nguyễn Thị Trang (18 tuổi, Nam Định - tên nhân vật đã được thay đổi) từng là niềm tự hào của gia đình. Trước đây em là học sinh giỏi cấp tỉnh và cả cấp quốc gia. Ở lớp, Trang hiền lành và rất hòa đồng. Em tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa của trường nên được bạn bè, thầy cô yêu mến. 

Bi kịch ập đến vào năm lớp 11. Để khen thưởng thành tích học tập của Trang, bố mẹ đã tặng em một chiếc điện thoại di động đời mới. Thời gian đầu, Trang chỉ dùng điện thoại nhận các cuộc gọi và nhắn tin cho người thân. Dần dần em bị thu hút vào thế giới ảo, những cuộc tranh luận không hồi kết trên mạng xã hội. Các clip thú vị trên Youtube cũng khiến em không dứt ra được. 

Ngoài giờ học trên lớp vào buổi sáng, toàn bộ thời gian còn lại Trang đều dành cho điện thoại. Ngay cả khi tắm rửa, đi vệ sinh, Trang cũng không rời khỏi chiếc smartphone. Có những hôm, em thức thâu đêm để lướt web, xem các clip trên Facebook, Youtube.

Anh Nguyễn Thành Phong - bố của Trang nhận thấy sự thay đổi bất thường của con gái nhưng chủ quan về mức độ nguy hiểm. Anh cho rằng con đang độ tuổi teen nên tâm sinh lý thay đổi. Cho đến một ngày, anh nhận được điện thoại của giáo viên chủ nhiệm mời gia đình lên làm việc.

Cô giáo cho biết, thành tích học tập của Trang xuống dốc thảm hại. Không chỉ vậy em còn xa lánh bạn bè, giờ ra chơi chỉ ngủ hoặc xem điện thoại. Tưởng con gái đang yêu đương, anh Phong gặng hỏi nhưng Trang nhất quyết không nói.

Từ học sinh giỏi cấp quốc gia, nữ sinh Nam Định bị tâm thần vì xem Youtube cả ngày: Thường xuyên lẩm bẩm một mình rồi đập phá đồ đạc - Ảnh 2.

Nữ sinh Trang hiện đang phải điều trị bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

Chỉ đến khi bố mẹ cắt mạng internet, không cho dùng mạng xã hội và điện thoại nữa thì Trang nổi điên, la hét và đập phá đồ đạc. Em còn dọa tự tử nếu không được sử dụng điện thoại. 

Năm lớp 12, Trang xa lánh không chỉ thầy cô, bạn bè mà cả bố mẹ. Em nhốt mình trong phòng ngoài giờ đi học. Thành tích trên lớp tụt giảm đến mức Trang bị loại khỏi đội tuyển học sinh giỏi. Nhưng Trang không mấy quan tâm vì thế giới của em lúc đó chỉ xoay quanh chiếc điện thoại. 

Một ngày, chị Mây - mẹ của Trang dọn dẹp phòng con gái và phát hiện sự việc động trời. Hóa ra bấy lâu nay, Trang tham gia một hội nhóm trẻ và có thử thách là tự làm đau mình hoặc tự tử. Nhóm này cho rằng, đó là cách giúp con người giải thoát khỏi những đau khổ của cuộc sống. 

Quá hoảng sợ, vợ chồng anh Phong - chị Mây đã bàn bạc với nhau cho con đi chữa bệnh. Anh Phong nhờ người chích thuốc mê rồi đưa con gái đến thẳng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 để cai nghiện mạng xã hội.

Tại đây, Trang được chẩn đoán bị trầm cảm nặng. Cô bé liên tục đòi dùng điện thoại, nếu không được như ý, cô có thể la hét, ném đồ đạc. Không ai có thể tưởng thượng một cô gái 18 tuổi, xinh xắn, cao ráo và trắng trẻo ấy lại có thể mắc phải căn bệnh trầm cảm...

Mạng xã hội có thể thay đổi tính cách của trẻ

Thực tế, Trang không phải trường hợp duy nhất thay tính đổi nết vì nghiện mạng xã hội. Trước em, từng có nhiều trường hợp trẻ vị thành niên bị nghiện mạng xã hội và phải gặp chuyên gia tâm lý để điều trị. Năm 2019, một bé trai 14 tuổi ở TP.HCM phải vào khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 2 để trị chứng nghiện xem Youtube.

Về các ảnh hưởng của mạng xã hội đến trí não trẻ, từng có rất nhiều chuyên gia và các nhà nghiên cứu phản ánh điều này. Tiến sĩ Baroness Greenfield-Đại học Oxford cho biết: "Tác hại mà các website mạng xã hội đem lại sẽ khiến não của trẻ chậm phát triển, đồng thời ảnh hưởng đến tính cách của bé, khiến trẻ trở nên lầm lì, ít giao tiếp và dễ mắc chứng tự kỉ". 

Từ học sinh giỏi cấp quốc gia, nữ sinh Nam Định bị tâm thần vì xem Youtube cả ngày: Thường xuyên lẩm bẩm một mình rồi đập phá đồ đạc - Ảnh 3.

Mạng xã hội có thể làm thay đổi tính cách của trẻ.

Trong khi đó, bà Sue Palmer, tác giả cuốn sách Toxic Childhood (Tạm dịch: Tuổi thơ độc hại) bày tỏ: "Trí não và tư duy của trẻ ngày càng bị tổn hại nghiêm trọng bởi chúng không hề tham gia vào các hoạt động bình thường, mà thay vào đó là sử dụng máy tính nhiều giờ mỗi ngày. Công nghệ và máy tính là công cụ tốt để phát triển tư duy của trẻ. Thế nhưng trước khi cho trẻ làm quen với máy tính, chúng cần được học cách giao tiếp, tư duy và ứng xử như một người bình thường".

Để trị chứng nghiện mạng xã hội cho con, trước hết bố mẹ cần biết những biểu hiện của căn bệnh này. Cụ thể trẻ nghiện mạng xã hội thường có các biểu hiện sau: 

- Luôn nghĩ về game, internet, mạng xã hội, lúc nào cũng tìm tòi để chơi và sử dụng.

- Cảm thấy bồn chồn, ủ rũ, khó chịu hoặc dễ bị kích thích khi giảm thời gian, không được chơi hay không được sử dụng.

- Sa sút học tập, giảm chất lượng cuộc sống, mất dần các mối quan hệ ý nghĩa do dành nhiều thời gian cho game, internet và mạng xã hội (không quan tâm đến người xung quanh, thu hẹp giao tiếp với mọi người).

- Chơi game, sử dụng internet hoặc mạng xã hội quá 6 giờ/ngày.

Từ học sinh giỏi cấp quốc gia, nữ sinh Nam Định bị tâm thần vì xem Youtube cả ngày: Thường xuyên lẩm bẩm một mình rồi đập phá đồ đạc - Ảnh 4.

Để giúp con cai nghiện MXH thành công, bố mẹ cần làm những điều sau:

- Là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị di động để chơi game, internet và mạng xã hội, bởi vì mọi thái độ và hành động của các bậc phụ huynh luôn là bài học thực tiễn sâu sắc để các con noi theo và học tập mỗi ngày.

- Dành thời gian tìm hiểu, cùng sử dụng, đặc biệt là hướng dẫn con sử dụng và phòng ngừa tác động xấu từ game, internet, và mạng xã hội.

- Dành thời gian quan tâm, nhắc nhở và xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ, để sớm phát hiện những vấn đề khó khăn, căng thẳng, rối nhiễu tâm lý để hỗ trợ giải tỏa kịp thời.

- Ngắt kết nối mạng khi không thực sự cần thiết.

- Dùng phần mềm quản lý tự ngắt máy tính, điện thoại.

- Cùng lập thời gian biểu và cho trẻ tham gia các hoạt động bổ ích như giải trí, thể thao, hoạt động sở thích, hoạt động tập thể ngoài trời và luôn có sự hỗ trợ để trẻ thực hiện đảm bảo thành công thời gian đầu. Luôn khuyến khích động viên kịp thời để trẻ có hứng thú tham gia tích cực.

- Cho trẻ đi can thiệp một số chuyên gia có chuyên môn như: Tâm lý học đường, chuyên gia tâm lý lâm sàng, chuyên gia tham vấn tâm lý… (khi cần).

Rời điện thoại là hung hăng, đập phá: Dấu hiệu con trẻ là

Rời điện thoại là hung hăng, đập phá: Dấu hiệu con trẻ là "nô lệ" điện thoại

Có những đứa trẻ chỉ 2, 3 tuổi đã thành thạo chơi điện thoại và khi cha mẹ lấy lại điện thoại thì đứa trẻ có phản ứng đập phá, khóc lóc. Những đứa trẻ đó đã trở thành "nô lệ" của điện thoại.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !