Trồng cây đặc sản này trên đồi núi, mỗi năm người dân Lạng Sơn thu cả trăm triệu đồng

Theo ông Vi Nông Trường - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), nhờ trồng và phát triển cây na mà nhiều hộ dân đã có thu nhập khá, mỗi năm thu từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.

 

Chia sẻ với PV Infonet, ông Vi Nông Trường - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) cho biết, để phát triển, tạo điều kiện đầu ra cho na, huyện đã tổ chức chương trình “Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản năm 2022”. Chương trình giúp quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm Na Chi Lăng và các nông sản đặc sản, tạo điều kiện phát triển nghề nông và nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nông dân, góp phần phục hồi kinh tế của huyện Chi Lăng nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung.

“Nhờ phát triển cây na mà nhiều hộ dân đã có thu nhập khá, mỗi năm thu từ vài chục đến vào trăm triệu đồng; nhiều thôn, bản từ nghèo khó nay đã có 60-70% hộ giàu. Cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện rõ rệt, khang trang, sạch đẹp”, ông Vi Nông Trường cho hay.

{keywords}
Ông Vi Nông Trường - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng giới thiệu đặc sản na Chi Lăng.

Trong thời gian tới, huyện Chi Lăng cũng chỉ đạo tiếp tục giữ ổn định diện tích sản xuất các vùng nông sản chủ lực; tập trung nguồn lực đầu tư vào các hoạt động làm tăng giá trị sản phẩm, tạo mọi điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết và tiêu thụ sản phẩm hình thành cuỗi giá trị.

Cùng với đó, tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất na và các sản phẩm nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp tốt; thực hiện đăng ký sản phẩm OCOP na Chi Lăng tại các xã còn lại, tiếp tục đăng ký nâng hạng đối với các sản phẩm đã xếp hạng.

{keywords}
Na là một trong những cây ăn quả quý, quả na có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, Lạng Sơn hiện có khoảng gần 4.000 ha trồng na. Cây na dai đặc biệt thích hợp với vùng đất Chi Lăng, Hữu Lũng cho quả na thơm và ngọt đặc trưng, được thị trường rất ưa chuộng. Cây na Chi Lăng chủ yếu được trồng trên triền núi đá vôi dọc Quốc lộ 1A, có độ cao, độ dốc lớn.
{keywords}
Những ngày này người dân huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đang tất bật với việc thu hoạch na.
{keywords}
Năm 2011, sản phẩm na quả Chi Lăng được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận bảo hộ, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Na Chi Lăng" và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục đặc sản "Na Chi Lăng" của tỉnh Lạng Sơn vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam.
{keywords}
Hiện nay, na Chi Lăng đã được trồng theo tiêu chuẩn sản xuất tốt, sạch, thân thiện với môi trường (VietGAP, GlobalGAP) và sản phẩm thu hoạch chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh, thị trường Hà Nội, một số tỉnh lân cận và xuất khẩu quả tươi sang thị trường Trung Quốc.
{keywords}
Những ngày này, thời tiết tại Lạng Sơn, mưa rất lớn, tuy nhiên người dân vẫn tất bật thu hoạch na.
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Được biết vùng sản xuất na Chi Lăng tập trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ.
{keywords}
Na của người dân thị trấn Chi Lăng được trồng trên đồi, để kịp thu hoạch, dù mưa rất to người dân vẫn đi thu hoạch.
{keywords}
Diện tích na ước đạt trên 2.300 ha, sản lượng ước đạt 20.000 tấn (bao gồm cả na rải vụ), doanh thu ước đạt khoảng 700 tỷ đồng.
{keywords}
Hiện nay, diện tích na trên địa bản Chi Lăng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 698,92 ha.
{keywords}
Năm 2022, do điều kiện thời tiết đầu năm lạnh, mưa lớn đợt đầu tháng 5 (thời điểm ra hoa, đậu quả na) làm ảnh hưởng tới năng suất, ước sản lượng năm 2022 đạt khoảng 33.000 tấn (năm 2021 đạt 35.000 tấn). Ngoài ra, vụ thu hoạch chính na năm nay cũng muộn hơn hàng năm, tập trung từ trung tuần tháng 8 đến hết tháng 9 dương lịch.
{keywords}
Vụ na năm nay, giá bán trung bình khoảng 35.000- 40.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ từ 5.000-7.000 đồng/kg, giá trị ước tính đem lại khoảng 1.300 tỷ đồng. 
{keywords}
Do địa hình phức tạp, nhiều bà con ở Chi Lăng (Lạng Sơn) đã sáng tạo ra phương pháp dùng ròng rọc đưa na từ đỉnh núi xuống phía dưới, mỗi chuyến có thể chở đc 40-60 kg.
{keywords}
Ngoài ra, những hộ dân có diện tích nhỏ, trồng gần chân núi cũng có thể thu hoạch na và vận chuyển thủ công xuống dưới. Theo những người dân ở Chi Lăng, thời điểm thích hợp để thu hoạch na là sáng sớm hoặc chiều muộn vì ở khu vực núi đá vôi nếu làm việc vào buổi trưa thì rất tốn thể lực, không hiệu quả.
{keywords}
Người dân phấn khởi đi thu hoạch na.
{keywords}
Na tại Lạng Sơn cho trái to, ăn ngọt, nên được rất nhiều người yêu thích.
{keywords}
Dự kiến đến hết năm 2022, có 3 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao; 1 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Bảo Khánh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !