Thành quả của đề án phát triển y tế biển đảo sau 3 năm thực hiện
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn trao tủ thuốc cho ngư dân. |
Đạt được mục tiêu ban đầu
Với mục tiêu ra đời của đề án là đảo đảm cho người dân sinh sống và làm việc ở vùng biển, đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho nhu cầu dự phòng, cấp cứu, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Với mục tiêu củng cố mạng lưới y tế đủ năng lực và phù hợp với đặc thù hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân vùng biển, đảo. Phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển, đảo. Tăng cường năng lực cấp cứu, vận chuyển, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các bệnh tật đặc thù vùng biển, đảo. Trang bị kiến thức cho người dân vùng biển, đảo có thể tự bảo vệ sức khỏe, biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo. Thực hiện đầy đủ các qui định quốc tế về đảm bảo y tế cho hoạt động trên biển.
Cho đến nay sau hơn 3 năm thực hiện, đề án đã mang lại một số thành quả nhất định với các chương trình triển khai rộng rei như "cùng ngư dân bám biển năm 2014. Bộ Y tế đã tặng 1200 tủ thuốc cho ngư dân tại Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh. “Hội thầy thuốc trẻ” tổ chức khám chữa bệnh cho hàng vạn người dân sống trên các huyện đảo, xã đảo.
Đặc biệt, qua các chương trình của đề án đã giúp “Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 – 2020”. Hiện nay, Bộ Y tế đang thực hiện thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Luân chuyển cán bộ từ tuyến trên về giúp đỡ tuyến dưới (Đề án 1816), nhiều bệnh viện huyện đảo đã và đang được các bệnh viện tuyến trung ương đến để giúp triển khai các kỹ thuật chuyên môn phù hợp với tuyến và nhu cầu của người dân.
Đặc biệt, với dự án “quân dân y kết hợp” hỗ trợ nâng cấp Bệnh viện huyện đảo Bạch Long Vỹ - TP. Hải Phòng; xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh đã mang lại nhiều hiệu quả, nhiều bệnh nhân được cứu sống không phải chuyển vào đất liền.
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai Đề tài cấp Bộ “nghiên cứu xây dựng các chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống y tế biển, đảo Việt Nam” làm cơ sở xây dựng tiêu chí chuẩn về y tế biển, đảo trị giá gần 4 tỷ đồng.
Theo luật BHYT từ năm 2015, Bộ Y tế đã phối hợp với BHXH Việt Nam chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế. Hiện tai, BHXH đã cấp được trên 20 nghìn thẻ cho các đối tượng cư dân trên các đảo nhủ: Khánh Hòa 16.808; Bà Rịa – Vũng Tàu 3.259 thẻ; Quảng Nam 1.829 thẻ…
Ngoài Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo lực lượng quân y duy trì đủ theo biên chế trên các tuyến đảo có cư dân và đảo không có cư dân, trên các phương tiện nổi, nhà dàn để sẵn sàng cứu chữa cho ngư dân; tăng cường kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe cho cư dân trên đảo; Trên toàn tuyến biển, đảo, đã tổ chức cấp cứu cho 2.964 người (huyện Trường Sa là 89 người); Khám bệnh cấp thuốc điều trị cho 59.981 lượt người; phẫu thuật cho 1.385 bệnh nhân; tổ chức 14 chuyến bay trực thăng và 13 chuyến tàu quân sự vận chuyển 57 bệnh nhân an toàn về đất liền.
Bộ mặt y tế vùng biển thay đổi
Để thực hiện đề án được hiệu quả, hiện nay, ngành y tế các tỉnh tăng cường tuyên truyền cho người dân biết tự bảo vệ sức khỏe mỗi khi ra khơi, tập huấn cho ngư dân biết cách phòng tránh bệnh tật và biết tự cấp cứu khi bị thương, biết trang bị và sử dụng thuốc điều trị thông thường trên biển. Tổ chức và huấn luyện các đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng tăng cường ra biển.
Nhiều địa phương đầu tư cho các cơ sở khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân sống ở ven biển, trên các huyện đảo, xã đảo. Ví dụ như tỉnh Quảng Ninh đã thiết lập và đưa vào sử dụng đường truyền trực tuyến cho Trung tâm Y tế huyện Cô Tô, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc, Bệnh viện đa khoa Thị xã Hà Tiên, xây mới 3 trạm y tế xã đảo: xã Bãi Thơm, xã Gành Dầu thuộc huyện Phú Quốc, xã Hải Sơn thuộc huyện Kiên Lương. Kiên Giang cũng đã sáp nhập trạm y tế xã Thổ Châu với Bệnh xá quân dân y Thổ Chu.
Tại tỉnh Cà Mau thành lập Trung tâm y tế 100 giường bệnh tại thị trấn Sông Đốc, xây mới 02 trạm Y tế xã tại huyện đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển và đảo Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời.