Số trẻ bị ảnh hưởng từ mạng xã hội, internet tăng

Trong khi ở môi trường thực tế, cha mẹ, thầy cô có thể kiểm soát các yếu tố xấu tác động nhưng trên môi trường mạng thì việc đó không dễ và nó ảnh hưởng rất lớn tới trẻ.

Tự vẫn vì tẩy chay trên mạng

Trường hợp của em N. T. G. 13 tuổi ngụ ở Cái Bè, Tiền Giang, được bệnh viện tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh với chẩn đoán ngộ độc thuốc trừ sâu.

Gia đình kể lại, do bị ba la rầy vì hay đi chơi với bạn, chơi điện thoại facebook suốt ngày, không lo học hành nên em uống khoảng 30ml dung dịch thuốc trừ sâu KINAGOLD 23EC – một loại thuốc trừ sâu dùng cho cây trồng, hoạt chất: Quinalphos, Cypermethrin.

Các bác sĩ đã phải cấp cứu, rửa dạ dày lần hai và tiếp tục cho uống than hoạt, tiêm atropine, truyền pralidoxime giải độc, truyền dịch dinh dưỡng và được theo dõi sát mạch, huyết áp, đồng tử, ran phổi, da niêm, làm xét nghiệm theo dõi chức năng gan, thận và men acetyl cholinesterase bị giảm nặng do bị ức chế bởi độc chất.

Hay 1 trường hợp khác là nữ sinh quê Vĩnh Long cũng 13 tuổi, chỉ vì bị bạn bè trêu chọc trên facebook, em bắt đầu chán nản, bị cô lập trên mạng nên cô bé đã tự tử bằng thuốc trừ sâu.

Tại Khoa Cấp cứu của BV Nhi đồng thành phố, các bác sĩ thường xuyên ghi nhận các trường hợp trẻ cấp 2, cấp 3 có hành vi tự tử vì bị bạn bè xa lánh trên mạng, tự tử vì bạn chê trên mạng hoặc là trẻ bị cha mẹ la mắng nhiều do xem điện thoại, vào mạng xã hội nhiều.

Theo các chuyên gia môi trường mạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và muôn hình vạn trạng các kiểu xâm hại trẻ em trên mạng. Các kiểu xâm hại phổ biến là trẻ bị bắt nạt trực tuyến, bị xúi giục tự tử, tự làm đau bản thân, trẻ tiếp xúc với nội dung bạo lực, nghiện trò chơi điện tử trên mạng, hình ảnh cơ thể bị quay, chụp và phát tán trên mạng. Các đối tượng xấu thường tiếp cận với trẻ em qua các phòng chat ảo, qua Facebook, các diễn đàn trên mạng, hay các nhóm chơi game online...

{keywords}
Phụ huynh không nên cho trẻ tiếp xúc với thiết bị công nghệ quá sớm. 

Theo chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện – BV Nhi đồng thành phố các trường hợp trẻ gặp phải vấn đề tâm lý, sức khỏe bị tác động bởi mạng xã hội, thiết bị công nghệ ngày càng tăng hơn.

Đặc biệt, trường hợp của G. khi tiếp xúc để hỗ trợ tâm lý, ông Thiện cho biết bé gái bị bắt nạt trên mạng xã hội và ở trường dẫn đến hành vi uống thuốc sâu tự tử. Điều đáng tiếc, trường hợp như em G. không phải là hiếm ở các bệnh viện.

Ảnh hưởng từ mạng xã hội, internet

Chuyên gia Toàn Thiện cho biết việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề cảm xúc, gây ra tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập, cuộc sống. Còn để con sử dụng mạng xã hội khi còn quá nhỏ, ý thức bảo vệ bản thân chưa đủ thì sẽ rất dễ bị bắt nạt, dụ dỗ từ những đối tượng khác.

Đặc biệt, các em dễ dàng bị dụ dỗ, bị lộ hình ảnh hoặc thông tin nhạy cảm của bản thân. Khi bị đe dọa, các em dễ dàng bị kiểm soát hoặc thực hiện một số hành vi theo kẻ xấu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của trẻ và nó mở đường cho nhiều nguy cơ khác như lạm dụng tình dục, sử dụng hình ảnh bất hợp pháp.
 
Ngoài ra, nguy cơ nghiện game cũng chính là một trong những ảnh hưởng “nhãn tiền” mà trẻ gánh chịu khi cha mẹ “thả” con sử dụng điện thoại di động quá sớm và không hướng dẫn sử dụng phù hợp. Nhiều em bỏ học, có hành vi chống đối xã hội, tương tác trong gia đình, học tập giảm sút.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hàng triệu trẻ em phải ở nhà học online, nghỉ hè sớm hơn so với quy định. Các hoạt động vui chơi của trẻ em ở ngoài bị hạn chế, ảnh hưởng tới trẻ. Vì vậy, việc học tập, giải trí ở nhà gần như gắn chặt với máy tính, điện thoại có kết nối Internet. Đây chính là thời điểm nhiều em nhỏ phải đối mặt với nguy cơ xâm hại, dễ bị tổn thương trên môi trường mạng.
 
Chuyên gia Toàn Thiện khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng thiết bị di động và mạng xã hội quá sớm, trong trường hợp để trẻ sử dụng máy tính, điện thoại cho việc học thì cha mẹ cần có định hướng và kiểm soát phù hợp. Không cho con sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, không để con sử dụng thiết bị công nghệ ở phòng riêng, quản lý con theo giờ sử dụng.

Hàng ngày, cha mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện, quan sát thái độ tâm lý của con, phải làm bạn được với con. Nếu thấy con có những biểu hiện tâm lý bất thường thì cha mẹ cần phải hỏi han, chia sẻ để biết được những vấn đề của con để hỗ trợ kịp thời.

Khánh Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !