SHB chấp nhận đơn từ nhiệm của Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lê

Do có đơn từ nhiệm vì lý do sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lê, HĐQT SHB đã đồng ý đề xuất xin từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Lê từ ngày 4/8/2021

Do có đơn từ nhiệm vì lý do sức khỏe của ông Nguyễn Văn Lê, tại cuộc họp HĐQT thường kỳ ngày 26/7/2021, HĐQT ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng ý đề xuất xin từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của Ông Nguyễn Văn Lê từ ngày 4/8/2021.

{keywords}
Sau khi tư nhiệm, ông Nguyễn Văn Lê vẫn tiếp tục là thành viên HĐQT tại ngân hàng SHB.

Sau khi tư nhiệm, ông Nguyễn Văn Lê vẫn tiếp tục là thành viên HĐQT tại ngân hàng SHB.

Trong thời gian chưa bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới, HĐQT SHB giao ông Võ Đức Tiến - Phó Chủ tịch HĐQT phụ trách điều hành kể từ ngày 04/08/2021 cho tới khi có Quyết định khác thay thế.

Ông Nguyễn Văn Lê là Tiến sỹ kinh tế, giữ chức danh Tổng Giám đốc SHB từ năm 1999. Ông sẽ rời ghế CEO của SHB sau gần 23 năm gắn bó và đưa ngân hàng này đạt nhiều thành tựu nổi bật, bước qua nhiều giai đoạn phát triển và chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt phải kể đến thương vụ nhận sáp nhập thành công Habubank trở thành thương vụ điển hình thành công trong đề án tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng, sáp nhập công ty tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel…

Người được HĐQT SHB giao phụ trách điều hành, ông Võ Đức Tiến sinh năm 1962, Thạc sỹ Kinh tế và Cao cấp lý luận Chính trị. Ông có 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, từng phụ trách các vị trí quản lý tại Agribank, Ngân hàng chính sách xã hội…

SHB đặt mục tiêu tới năm 2025 trở thành ngân hàng thương mại cổ phần số 1 về hiệu quả và công nghệ, và tầm nhìn tới năm 2030 trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại top đầu khu vực; đội ngũ cán bộ quản lý tại SHB đang được nâng cấp và đổi mới mạnh mẽ cùng các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của SHB đạt 3.095 tỷ đồng, tăng 86,5% so với cùng kỳ năm 2020, hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm; dư nợ tín dụng hợp nhất đạt 332 nghìn tỷ đồng, tăng 8,46% so với cuối năm 2020.

Ngân Khánh

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Tìm cách 'mở lại đường' để tôm hùm bông xuất khẩu vào Trung Quốc

Về lâu dài, người nuôi nên tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc giúp nâng cao giá trị, giải quyết được vấn đề khi Trung Quốc ngưng nhập mặt hàng này.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.