Nơi những con sóng vỗ bờ (5): Đảo ngọc Phú Quốc

Thiên nhiên đã kiến tạo cho Phú Quốc những bãi cát mịn chạy dài hun hút, hàng dừa xanh thẳm, núi rừng trập trùng, hùng vĩ, cùng lớp cư dân chất phác, hiền hòa. Phú Quốc quyến rũ bởi cả con người và thiên nhiên...

Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Đông và Đông Nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; phía Nam giáp với tỉnh Cà Mau; phía Bắc giáp với Campuchia, đường biên giới dài 54km. Ngoài ra, Kiên Giang còn có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh. Đến Kiên Giang, du khách có vô vàn lựa chọn cho chuyến du hành của mình. Nổi bật trong đó là những điểm đến hấp dẫn như thắng cảnh Hà Tiên, đảo ngọc Phú Quốc.

Thiên nhiên đã kiến tạo cho Phú Quốc những bãi cát mịn chạy dài hun hút, hàng dừa xanh thẳm, núi rừng trập trùng, hùng vĩ, cùng lớp cư dân chất phác, hiền hòa. Phú Quốc quyến rũ bởi cả con người và thiên nhiên; bởi hương vị đậm đà say đắm riêng có. Nếu ai đã từng một lần đến Phú Quốc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hòn đảo lớn nhất Việt Nam, chắc hẳn sẽ hiểu vì sao mảnh đất này lại gắn liền với cái tên “Đảo Ngọc”, và cũng sẽ hiểu vì sao Phú Quốc luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

(Ảnh: Internet)

Nhưng có lẽ, ít ai biết được rằng, du lịch Phú Quốc có được những bước tiến dài như ngày hôm nay là nhờ những con người tâm huyết với việc đưa hòn đảo từ khi còn hoang sơ, thiếu thốn trở thành vùng đất có nền kinh tế phát triển bền vững và là thiên đường du lịch trong tương lai.

Được mệnh danh là Đảo Ngọc, nhìn từ trên cao xuống, Phú Quốc thật lộng lẫy và xinh đẹp giữa biển khơi. Năm 2006, khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Nằm tại vị trí đặc biệt trong vịnh Thái Lan, Phú Quốc ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Quốc cảnh sắc hài hòa, thời tiết dễ chịu quanh năm và nguồn tài nguyên vô cùng phong phú.

(Ảnh: Internet)

Những đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới: nước mắm Phú Quốc với bề dày truyền thống trên 200 năm, được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm tươi; hồ tiêu Phú Quốc nổi tiếng với chất lượng và thơm ngon, ít nơi nào sánh bằng; ngọc trai Phú Quốc được xếp vào một trong nhóm ngọc trai đẹp nhất trên thế giới....

Tài nguyên đa dạng, thiên nhiên tuyệt đẹp với những cánh rừng nguyên sinh, những bãi biển dài dưới ánh nắng vàng và làn nước trong xanh; đặc biệt, Bãi Dài Phú Quốc nằm trong nhóm các bãi biển tiềm ẩn, được các hãng thông tấn cũng như du khách trong và ngoài nước đánh giá và bình chọn là bãi biển đứng đầu trong 5 bãi biển đẹp nhất thế giới. Tất cả là điểm đến ấn tượng trong lòng du khách, đưa Phú Quốc trở thành một trong những tiềm năng phát triển du lịch của nước ta. Phú Quốc được ví như thiên đường của thiên nhiên.

Khu cảng cá An Thới là một trong những trung tâm hậu cần nghề cá của vùng biển phương Nam. Nơi đây có năng lực tiếp nhận hành khách lên tới 40.000 người và 28.000 tấn hàng hóa mỗi năm. Đây chính là tiền đề để cảng An Thới thúc đẩy nghề cá phát triển.

Cảng An Thới. (Ảnh: Internet)

Huyện đảo Phú Quốc có hơn 600 tàu thuyền công suất lớn đánh bắt xa bờ, tập kết ở cảng An Thới – nơi mà lúc nào cá tươi cũng đầy ắp trên thuyền được đánh bắt trở về mỗi sáng và mang đi xuất khẩu trên toàn thế giới; là địa điểm tập trung của cơ sở đóng tàu và cơ sở chế biến hải sản khô bên cạnh hải sản tươi sống. Nổi tiếng nhất ở đây chính là mực. Người dân nơi đây thường ra khơi 2-3 ngày để bắt mực. Số lượng mực đánh bắt được phụ thuộc vào vận may, nhưng hàng ngày vẫn có khoảng 100 tấn mực vẫn chuyển qua cảng. Sau khi được làm sạch, mực được ngâm vào nước biển và xếp lên những chiếc vỉ để tiếp tục phơi khô. Mực có nhiều loại lớn và nhỏ, nhưng người dân nơi đây đã biết cách làm để tận dụng tất cả. Mực nhỏ sẽ được chế biến làm nước dùng, trong khi những con mực to dùng để nướng.

Không chỉ có mực là quà tặng của biển cả dành cho người dân, Phú Quốc còn nổi tiếng là nơi nuôi trồng và sản xuất ngọc trai lớn nhất cả nước. Ngọc trai Phú Quốc nổi tiếng với vẻ đẹp sang trọng, quý phái nhưng cũng rất tự nhiên, mang lại cho người sử dụng nhiều điều tốt lành. Vì vậy, ngọc trai được rất nhiều du khách ưa chuộng, nhất là phái đẹp. Nói đến ngọc trai Phú Quốc, thương hiệu đã trở nên quen thuộc với mọi du khách khi đến với vùng đảo ngọc này.

Để đảm bảo chất lượng của mỗi viên ngọc trai cung cấp ra thị trường, các cơ sở nuôi cấy ngọc trai uy tín của huyện đảo Phú Quốc có hẳn một quy trình khép kín với công nghệ hiện đại do các chuyên gia hàng đầu trực tiếp quản lý, đảm nhận từ khâu lựa chọn con giống, thả nuôi, cấy ghép cho đến khi thành phẩm. Đến với Phú Quốc, vào bất kỳ cơ sở nuôi cấy trai nào, du khách cũng được tận mắt chứng kiến kỹ thuật mổ trai, lấy ngọc.

Cơ sở nuôi cấy ngọc trai ở Phú Quốc. (Ảnh: Internet)

Không chỉ vang danh trong nước, ngọc trai Phú Quốc còn được thế giới biết đến bởi chất lượng tuyệt hảo, mẫu mã đa dạng, đáp ứng được các xu hướng thời trang trên thế giới.

Là một trong những vùng biển sở hữu rạn san hô lớn nhất cả nước, du khách đến Phú Quốc mà chưa lặn biển ngắm san hô thì chưa thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của tạo hóa mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đảo ngọc này. 22 hòn đảo nhỏ của huyện đảo Phú Quốc đều có san hô, tuy nhiên chỉ có một số hòn đảo được quy hoạch để phục vụ du lịch và giúp du khách tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, bởi lẽ đây là những hòn đảo ở gần, lại không thường xuyên có sóng dữ. Biển đảo Phú Quốc hiền hòa, trong lành và hoang sơ, do vậy, du khách có thể cảm nhận dễ dàng, ngắm những rạn san hô nhiều màu sắc, nhiều hình thù rất ấn tượng. Cả một thế giới sinh vật biển hiện ra trước mắt sẽ nhanh chóng hớp hồn du khách khi đến nơi này.

Cuộc sống của người dân trên đảo phụ thuộc vào mỗi chuyến ra khơi, và thành quả là những mẻ lưới đầy tôm cá. Trải nghiệm nhỏ ở huyện đảo Phú Quốc cũng có thể giúp du khách hiểu hơn về cuộc sống của người dân biển, về nghề đánh bắt cá. Không chỉ là những người dân hiền lành chất phát lo mưu sinh cho cuộc sống hàng ngày, công việc của họ còn góp phần giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

P.Liên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !