Nỗ lực truy xuất nguồn gốc thuỷ sản tại cảng cá

Để chống khai thác IUU, Hà Tĩnh đẩy mạnh triển khai công tác kiểm soát tàu cá ra, vào cảng và truy xuất nguồn gốc thủy sản theo quy định.
Trong 11 tháng đầu năm 2022, tại Hà Tĩnh có 10.712 lượt tàu cá cập cảng và 10.731 lượt tàu cá rời cảng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021.

Thực hiện các giải pháp để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), đến nay, tất cả các tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên khi cập các cảng cá ở Hà Tĩnh đều phải nộp nhật ký khai thác để truy xuất nguồn gốc thuỷ sản theo quy định.

Sau một chuyến ra khơi, ngư dân Nguyễn Văn Mạnh (47 tuổi, trú ở xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà) đánh bắt được 30 kg mực và 49 kg cá đốm các loại. Ngay sau khi cho tàu cập cảng Cửa Sót anh Mạnh đã đến khai báo sản lượng và nộp lại nhật ký khai thác.

“Trước đây, ngư dân chúng tôi đánh bắt tự do, không có thói quen ghi chép nhật ký hay báo cáo gì cả. Tuy nhiên, từ khi được cơ quan chức năng tuyên truyền thì chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc ghi chép để có cơ sở truy xuất nguồn gốc, nhằm tăng giá trị khai thác, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bền vững nên ai cũng tự giác chấp hành đúng quy định”.

Theo nhiều chủ tàu, việc kê khai, ghi nhật ký khai thác chỉ mất chút thời gian nhưng mang lại nhiều lợi ích hơn, khi nguồn gốc được chứng minh thì giá trị hàng hoá thuỷ sản cũng tăng theo.

Anh Phan Văn Phú, cán bộ Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá cho biết, từ khi được thành lập, Văn phòng thường xuyên có người túc trực và hoạt động liên tục 24/24h. Theo quy định, hầu hết các chủ tàu thuyền cập cảng Cửa Sót (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đều phải khai báo sản lượng, cụ thể các loại hải sản đánh bắt được, địa điểm khai thác. Ngoài ra, chủ tàu thuyền phải xuất trình được đầy đủ hồ sơ theo quy định, đăng ký nghề khai thác trước khi rời cảng.

Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng đã thực hiện kiểm tra 9.821 lượt tàu cá.

“Đến thời điểm hiện nay, hầu hết ngư dân đã hình thành được thói quen ghi nhật ký khai thác. Bình quân mỗi ngày, tại cảng cá Cửa Sót có từ 70 - 80 lượt chủ tàu thuyền trong và ngoại tỉnh xuất, cập bến để đăng ký và khai báo nguồn gốc thủy sản theo quy định”, anh Phú nói thêm.

Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh, Trưởng Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tỉnh Hà Tĩnh thông tin, đến nay, ngư dân đã có thói quen trong việc ghi, nộp nhật ký báo cáo của ngư dân sau khi khai thác. Tuy nhiên, việc ghi chép nhật ký khai thác bằng thủ công nên tồn tại nhiều hạn chế, nhiều ngư dân viết không rõ chữ, ghi chép sơ sài, gây mất thời gian kiểm tra, xác minh cho lực lượng chức năng.

Cũng theo ông Sơn, giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua cảng là nội dung quan trọng trong chống khai thác IUU. Để thực hiện công việc này, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực tổ giám sát 100% lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, Ban quản lý các cảng cá đã ban hành Quy trình giám sát lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng.

"Chúng tôi sẽ kiên quyết không cho các tàu thuyền bốc dỡ hải sản tại cảng nếu không có nhật ký khai thác, khai báo không đúng định. Đồng thời, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản nhằm ngăn chặn các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, góp phần khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu", ông Sơn khẳng định.

Nhật ký khai thác thuỷ sản

Theo số liệu từ Chi cục Thủy Sản Hà Tĩnh, trong 11 tháng đầu năm 2022, có 10.712 lượt tàu cá cập cảng và 10.731 lượt tàu cá rời cảng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thủy sản qua cảng là 4.172 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thủy sản qua cảng cá là 4.572 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ 2021, thu 4.128 nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản.

Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng đã thực hiện kiểm tra 9.821 lượt tàu cá (cập cảng 4.914 lượt, rời cảng 4.907 lượt), đạt tỷ lệ 45% - cao hơn so với yêu cầu tại Điều 7 Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT. Qua kiểm tra, việc ghi, nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác của ngư dân sau khi khai thác cũng dần được cải thiện hơn; đến nay, ngư dân đã ghi, nộp nhật ký khai thác khá kịp thời.

Trần Hoàn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !