Người dân Đắk Lắk nộp tiền điện, nước, mua xăng dầu... không cần dùng tiền mặt

Những năm gần đây, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được người dân, doanh nghiệp ở Đắk Lắk lựa chọn sử dụng.

Người dân nộp tiền điện, nước, mua xăng dầu... không cần dùng tiền mặt

Cách đây khoảng chục năm, hình thức thu tiền điện của Công ty Điện lực Đắk Lắk (PC Đắk Lắk) chủ yếu là thu tại nhà, thu tại quầy giao dịch của điện lực. Tuy nhiên, những năm gần đây, PC Đắk Lắk đã từng bước hiện đại hóa, tạo sự công khai, minh bạch trong các dịch vụ điện; trong đó, việc thanh toán tiền điện được triển khai bằng nhiều hình thức giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và lựa chọn hình thức phù hợp.

Theo PC Đắk Lắk, trong số 577.000 khách hàng sử dụng điện đơn vị đang quản lý thì chỉ có 24% tại khu vực thành phố, còn 76% số khách hàng còn lại thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa. Địa bàn quản lý rộng, đa số khách hàng vẫn giữ thói quen dùng tiền mặt, ít có điều kiện tiếp xúc với hình thức thanh toán tiền điện qua ngân hàng; trong khi đó, hệ thống các điểm giao dịch phân bố chưa rộng khắp, một số huyện có rất ít đối tác thu hộ tiền điện.

{keywords}
Người dân Đắk Lắk nộp tiền điện, nước, mua xăng dầu... không cần dùng tiền mặt.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020, PC Đắk Lắk đã nghiên cứu các giải pháp để cung cấp thêm nhiều tiện ích, tiện lợi cho khách hàng khi nộp tiền điện, tăng năng suất lao động. Nhờ đó, quy mô số ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán ký hợp tác và số điểm thu tiền điện tăng nhanh. Trong đó, thanh toán tiền điện trực tuyến cũng đang dần trở thành xu hướng phổ biến, được nhiều khách hàng lựa chọn.

Để phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, PC Đắk Lắk đã liên kết với 15 ngân hàng và 9 tổ chức trung gian thực hiện thu hộ tiền điện. Tính đến tháng 3/2022, có 88,66% khách hàng của Công ty thanh toán qua ngân hàng, tổ chức thu hộ; trong đó tỷ lệ thu không dùng tiền mặt là 80,54%. 

Ngoài các hình thức thanh toán quen thuộc, từ tháng 1/2021, PC Đắk Lắk đã triển khai ứng dụng QR code theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước cho tất cả khách hàng sử dụng điện. Mỗi khách hàng có một QR code, được áp dụng trên toàn bộ hồ sơ, trên hóa đơn tiền điện và thông báo tiền điện; qua đó khách hàng có thể lưu trữ thông tin thanh toán trên điện thoại di động cá nhân để thực hiện các giao dịch chỉ bằng một thao tác đơn giản.

Đơn cử tại Điện lực huyện Cư M’gar có hơn 54.000 khách hàng là doanh nghiệp và hộ gia đình, trong đó chủ yếu là khách hàng sử dụng điện sinh hoạt. Tính đến nay, có khoảng 20% tổng số khách hàng sử dụng điện trên địa bàn huyện đã thường xuyên thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt.

Ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Điện lực huyện Cư M’gar cho biết: "Điện lực Cư M’gar đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và khuyến khích khách hàng trên địa bàn huyện tích cực sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, phấn đấu nâng cao tỷ lệ khách hàng không dùng tiền mặt trong thanh toán tiền điện đạt khoảng 40 - 50%".

Tương tự ngành điện, từ đầu năm 2021, Công ty Cổ phần Cấp nước Đắk Lắk cũng đẩy mạnh các hình thức thanh toán tiền nước qua ủy nhiệm thu từ các ngân hàng bằng hình thức thanh toán tự động, chuyển khoản đến số tài khoản của công ty mở tại các ngân hàng, thanh toán qua các điểm thu hộ, điểm có dịch vụ thanh toán VNpay, Payoo, ví điện tử Momo và các cửa hàng tiện tích như Thế giới di động, Bách hóa xanh. Công ty hiện có 80.000 khách hàng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, trong đó có 20% khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Với các hình thức này, khách hàng có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi với một vài thao tác đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Không chỉ ngành điện, nước mà ngành xăng dầu cũng đã triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh thanh toán dùng tiền mặt như phương thức truyền thống, Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên hiện đang tiếp tục mở rộng hình thức thanh toán, chấp nhận tất cả các hình thức thanh toán hiện đại, gồm: quẹt thẻ quốc tế, thẻ thanh toán nội địa và ví điện tử xác thực qua QR code.

Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên cho biết, hiện tỉnh Đắk Lắk có 48 cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Bắt đầu từ cuối năm 2021, công ty đã đưa vào khai thác giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại tất cả các cửa hàng của đơn vị; xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng trên nền tảng công nghệ - ứng dụng di động (mobile app) và các ứng dụng quản trị thông tin thông minh… nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của Petrolimex; đồng thời, góp phần vào chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số tại Petrolimex.

Trong thời gian tới, toàn bộ hệ thống cửa hàng xăng dầu của Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên sẽ chấp nhận tất cả các hình thức thanh toán hiện đại gồm thẻ quốc tế Visa, Master; thẻ nội địa thuộc hệ thống Napas và thẻ đồng thương hiệu Petrolimex - HDBank; các ví điện tử xác thực qua QR code trong liên minh VNPay. 

Ngân hàng mở rộng kênh phân phối điện tử

Để thúc đẩy dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng cũng đã "vào cuộc" bắt tay cùng doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đầu tư, mở rộng kênh phân phối ngân hàng điện tử.

Đơn cử như ngân hàng Agribank Đắk Lắk chú trọng mở rộng và phát triển kênh phân phối qua ngân hàng điện tử (E-Banking), ngân hàng tự động (ATM/POS); triển khai mạnh mẽ ngân hàng số bằng những sản phẩm dịch vụ tiện ích mang dấu ấn của ngân hàng hiện đại, hướng tới công nghệ số, chuyển đổi số, như: Internet Banking, Mobile Banking (SMS Banking, Agribank E-Mobile Banking, Bank Plus...).

Chính vì thế, số lượng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng cao. Đơn cử năm 2020, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 290 nghìn tỷ đồng thì đến cuối năm 2021 vừa qua, con số này đã lên tới gần 491 nghìn tỷ đồng, tăng so năm trước hơn 200 nghìn tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2020.

Agribank Đắk Lắk cho biết, đến cuối tháng 3/2022 đã có 210.572  khách hàng cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán, 9.336 khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Internet Banking, 98.461 khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ SMS Banking, 85.761 khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Agribank E-Mobile Banking, 2.010 khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Bank Plus của Agribank.

Hải Yến

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !